Vì sao giải ngân vốn xây dựng cơ bản chậm?
12/11/2012 07:27 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh trong kế hoạch năm 2012 là trên 2.165 tỷ đồng. Trong đó, vốn cho đầu tư phát triển năm 2012 gần 2.000 tỷ đồng; vốn trái phiếu Chính phủ trên 185 tỷ đồng; vốn Trung ương bổ sung có mục tiêu 598,5 tỷ đồng; vốn Chương trình 135 giai đoạn II là 110 tỷ đồng
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh trong kế hoạch năm 2012 là trên 2.165 tỷ đồng. Trong đó, vốn cho đầu tư phát triển năm 2012 gần 2.000 tỷ đồng; vốn trái phiếu Chính phủ trên 185 tỷ đồng; vốn Trung ương bổ sung có mục tiêu 598,5 tỷ đồng; vốn Chương trình 135 giai đoạn II là 110 tỷ đồng; vốn chuyển nguồn là gần 156 tỷ đồng và vốn không thanh toán qua Kho bạc Nhà nước là gần 112 tỷ đồng. Hiện khối lượng thực hiện (theo báo cáo của Kho bạc) là gần trên 1.145 tỷ đồng, đạt gần 56% kế hoạch; giá trị giải ngân gần 1.000 tỷ đồng, đạt gần 52% kế hoạch. Nhiều công trình bị cắt vốn
Hiện nay, có 9 công trình khởi công mới chưa hoàn tất thủ tục đầu tư và 14 công trình bắt đầu đi vào giai đoạn thi công. Tiến độ thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch năm 2012 của các chủ đầu tư cho thấy: Việc thực hiện và giải ngân vốn chưa đạt yêu cầu. “Đến hết quý III, giá trị giải ngân hầu hết đều không đạt theo yêu cầu của Bộ Tài chính là phải giải ngân trên 70%. Khối lượng thanh toán tại Kho bạc Nhà nước tỉnh vẫn còn thấp hơn giá trị giải ngân, do các công trình có giá trị giải ngân chủ yếu từ phần vốn tạm ứng cho các nhà thầu sau khi ký kết hợp đồng. Sau khi tổng hợp phần vốn chương trình mục tiêu quốc gia cho các địa phương và vốn ứng trước kế hoạch năm 2013 thực hiện trong năm 2012 thì tỷ lệ khối lượng thực hiện và giá trị giải ngân đạt thấp, hầu hết dưới mức trung bình với khối lượng thực hiện khoảng 55% và giải ngân khoảng 52%”-ông Trần Thế Vinh-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết. Đối với các chủ đầu tư là các sở, ngành và các cơ quan đơn vị khác, mặc dù không có vốn chương trình mục tiêu bổ sung nhưng vẫn có khối lượng thực hiện và giá trị giải ngân đạt thấp so với kế hoạch như Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục-Đào tạo. Việc cắt giảm vốn của Chính phủ đối với các dự án đến 30-9-2012 vẫn chưa thanh toán tại Kho bạc Nhà nước như: dự án thiết bị Bệnh viện Đa khoa tỉnh (vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu); công trình Bệnh viện Đa khoa tỉnh (vốn trái phiếu Chính phủ), các dự án thuộc Chương trình 135 giai đoạn II của 3 địa phương Ayun Pa, An Khê, Phú Thiện… chính là hậu quả của sự chậm trễ trong tiến độ thực hiện cũng như giải ngân. Đặc biệt, nhiều công trình chuyển nguồn từ ngân sách địa phương, mặc dù đều được khởi công từ năm 2011 trở về trước, nhưng một số công trình đến nay vẫn chưa có khối lượng thực hiện và giá trị giải ngân như: dự án xây dựng hồ sơ địa chính, quản lý đất đai do Sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư với vốn gần 9,7 tỷ đồng; đường D27 và hệ thống thoát nước dọc của huyện Phú Thiện do UBND huyện Phú Thiện làm chủ đầu tư, vốn chuyển nguồn là 2,441 tỷ đồng; hạ tầng Khu Công nghiệp Tây Pleiku do Ban Quản lý Khu Công nghiệp làm chủ đầu tư với tổng vốn 780 triệu đồng. Không để nợ đọng xây dựng cơ bản Nói về nguyên nhân khiến công tác thực hiện và giải ngân vốn xây dựng cơ bản chậm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Phùng Ngọc Mỹ, chỉ rõ: “Bên cạnh những nguyên nhân khách quan thì không thể không nói tới sự buông lỏng, khoán trắng cho chủ đầu tư trong quản lý của chính quyền địa phương. Trong khi đó, HĐND các cấp cũng chưa giám sát chặt chẽ đối với vấn đề này. Thêm nữa, năng lực của các ban quản lý còn hạn chế cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như tinh thần trách nhiệm khiến tiến độ, chất lượng công trình chưa thật sự đảm bảo”. Hầu hết các công trình chậm tiến độ khi hết hạn hợp đồng, nhà thầu dừng thi công thì các chủ đầu tư mới báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo. Theo đó, các công trình trở nên dở dang, không những không phát huy được hiệu quả đầu tư mà còn ảnh hưởng đến đời sống người dân. Cụ thể như đường ở các xã biên giới Ia Chía, Ia O năm 2011 bị cắt vốn 1,69 tỷ đồng; năm 2012 được bố trí 12 tỷ đồng nhưng đến nay chỉ thanh toán được 1,67 tỷ đồng và chưa thu hồi hết 10 tỷ đồng Công ty Bình An ứng trong kế hoạch vốn năm 2010-2011. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Công Lự chỉ đạo: “Từng địa phương phải kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan, gắn với trách nhiệm cá nhân trong việc phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong thời gian qua. Việc phân bổ vốn chậm là nguyên nhân khách quan khiến nhiều dự án, nhất là các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia bị chậm theo là điều dễ hiểu, song rõ ràng các địa phương cũng chưa thật sự chủ động”. Còn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Ngọc Mỹ thì cho rằng, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện cũng như giải ngân vốn xây dựng cơ bản, đồng thời tránh nợ đọng trong công tác này, từ nay đến cuối năm, các ngành chức năng có liên quan tiếp tục theo dõi, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ. Vốn chuyển nguồn phải hoàn thành 100% trong năm 2012. Và bằng mọi cách, phải đảm bảo tiến độ thực hiện những công trình đang thi công, khi cần thiết phải làm ca 3 để tiến tới hoàn thành dứt điểm.
Theo Báo Gia Lai
Hướng dẫn tham gia ý kiến góp ý dự thảo Nghị ...
Quản lý, đầu tư Quỹ BHXH an toàn, hiệu quả, đảm ...
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 30 NĂM HÀNH TRÌNH AN ...