Huyện Đức Cơ: Chủ động phòng-chống cháy rừng
12/03/2014 07:21 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đến biên giới Đức Cơ giữa tháng ba trời nắng như đổ lửa. Đi dọc quốc lộ 14C đoạn từ ngã ba Ia Púch (huyện Chư Prông) sang xã Ia Nan, Ia Pnôn, Ia Dom, huyện Đức Cơ bụi cuốn mịt mù. Rừng khộp hai bên đường đang vào mùa khô cháy.
Đến biên giới Đức Cơ giữa tháng ba trời nắng như đổ lửa. Đi dọc quốc lộ 14C đoạn từ ngã ba Ia Púch (huyện Chư Prông) sang xã Ia Nan, Ia Pnôn, Ia Dom, huyện Đức Cơ bụi cuốn mịt mù. Rừng khộp hai bên đường đang vào mùa khô cháy. Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ Đức Cơ, ông Nguyễn Văn Đồng nói: “Chỉ cần một đóm lửa nhỏ do người dân đi làm rẫy bất cẩn để lại là sẽ bùng lên đám cháy, thậm chí có tia lửa tự nhiên do đá nứt ra rồi cũng cháy”.
Mùa khô ở huyện biên giới Đức Cơ khí hậu thật khắc nghiệt. Trời khô hanh, gió mang theo bụi, lá khô đuổi nhau từng đợt rào rào dưới tán rừng. Trong tổng số 14.847,8 ha rừng và đất rừng do Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đức Cơ quản lý trải dọc giáp biên giới với Campuchia thì có 12.748,9 ha rừng dễ cháy (12.616,9 ha rừng tự nhiên, 132 ha rừng trồng). Đặc biệt theo thông tin cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm thì thời gian này rừng Gia Lai nói chung và huyện biên giới Đức Cơ nói riêng đang trong tình trạng báo động cháy rừng cấp độ V-cấp độ cực kỳ nguy hiểm. Chính vì thế công tác phòng-chống cháy rừng luôn được chính quyền địa phương, ngành Kiểm lâm và chủ rừng thực hiện nghiêm túc. Ông Nguyễn Văn Đồng cho biết, từ đầu mùa khô, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đức Cơ-đơn vị quản lý đến hai phần ba diện tích rừng toàn huyện-đã triển khai các biện pháp phòng-chống cháy rừng. Công tác phát dọn thực bì, làm đường băng cản lửa đã cơ bản hoàn thành. Đơn vị đã chủ động đốt dọn thực bì có điều khiển ngay từ trước Tết Nguyên đán khi rừng còn độ ẩm cao. Đáng chú ý, đối với 3 xã biên giới nằm trong lâm phần quản lý là Ia Nan, Ia Pnôn, Ia Dom có tổng cộng 497 hộ canh tác nương rẫy trên diện tích 993,7 ha bao gồm đất lâm nghiệp, nương rẫy cũ và cả phá rừng làm rẫy trong những năm gần đây là mối nguy lớn dẫn đến cháy rừng, do đó Ban Quản lý đã đẩy mạnh tuyên truyền về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, ký kết an toàn lửa rừng với người dân. Đồng thời, tiến hành ký kết biên bản phối hợp công tác bảo vệ rừng và phòng-chống cháy rừng với các xã nằm trong lâm phần của đơn vị quản lý như: Ia Nan, Ia Pnôn, Ia Dom; ký kết quy chế phối hợp bảo vệ và phát triển rừng với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh.
Trong phương án chữa cháy rừng mùa khô 2013-2014 do đơn vị này xây dựng được cấp trên phê duyệt thì đơn vị đã quán triệt phương châm “Bốn tại chỗ” trong đó lực lượng chữa cháy rừng 780 người bao gồm lực lượng của Ban Quản lý phối hợp với các đơn vị Quân đội, Công an đứng chân trên địa bàn, Hạt Kiểm lâm và nhân dân 3 xã trong lâm phần do Ban quản lý…
Trên bình diện chung toàn huyện, ngay từ đầu năm UBND huyện Đức Cơ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành chức năng, đơn vị chủ rừng tăng cường và thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) rừng. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp PCCC rừng, xác định công tác PCCC rừng là nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo PCCC rừng cấp huyện, xã trong suốt mùa khô. Tăng cường các lực lượng liên ngành như: Kiểm lâm, Công an, Quân đội, chủ rừng, lực lượng quần chúng bảo vệ rừng; bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị PCCC rừng để kịp thời xử lý các tình huống cháy rừng xảy ra. Đồng thời, bố trí cán bộ thường trực truy cập mạng thông tin điện tử của Cục Kiểm lâm để theo dõi kịp thời dự báo cháy rừng và các điểm cháy để chủ động phòng-chống. Ông Nguyễn Hữu Huân-Hạt trưởng Hạt Kiểm Lâm, Phó ban Chỉ huy PCCC rừng huyện Đức Cơ cho biết: Vào mùa khô rừng Đức Cơ luôn là trọng điểm nguy cơ cháy cấp độ cảnh báo cực kỳ nguy hiểm; trong đó, trọng điểm cháy tập trung ở các tiểu khu: 662, 664 xã Ia Din; 688 xã Ia Dom; 720 và 721 xã Ia Pnôn. Vì thế ngay từ đầu mùa khô, Hạt Kiểm lâm huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền PCCC rừng đến từng hộ dân; ký cam kết an toàn lửa rừng với tất cả các hộ dân sống gần rừng, sản xuất nương rẫy trong rừng. Mới đây, Kiểm lâm huyện phối hợp với các Trường THPT và Trường PT Dân tộc Nội trú huyện tổ chức các buổi tuyên truyền hướng dẫn về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng cùng các biện pháp PCCC rừng cho học sinh. Các em học sinh này sẽ là đội ngũ tuyên truyền viên tích cực giúp người nhà, bạn bè và làng xóm của mình hiểu hơn về các quy định của Nhà nước để bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng… Đặc biệt, trong phương án chữa cháy rừng, đã quán triệt phương châm 4 tại chỗ gồm: lực lượng, phương tiện, chỉ huy và hậu cần. Trong đó, hai yếu tố quan trọng nhất là Ban Chỉ huy PCCC rừng được củng cố, kiện toàn từ cấp huyện đến xã; lực lượng chữa cháy tại chỗ gồm 619 người được trang bị các phương tiện, dụng cụ và xe máy đầy đủ để chữa cháy rừng. Trong trường hợp có đám cháy lớn hoặc đám cháy kéo dài nhiều ngày sẽ huy động thêm lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, các doanh nghiệp trồng cao su đứng chân trên địa bàn và người dân các xã khác trong huyện tham gia chữa cháy.
Theo Báo Gia Lai
Chuyên mục Dân hỏi - Cơ quan nhà nước trả lời
Tác phẩm đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B cuộc ...
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024