Hiệu quả từ các mô hình phát triển kinh tế ở Sơn Lang
17/10/2013 07:38 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sơn Lang là một xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Kbang, với tổng diện tích tự nhiên hơn 33,2 ngàn ha. Toàn xã có 1.008 hộ, với 4.163 nhân khẩu, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm gần 50%. Xuất phát điểm thấp, đời sống người dân, nhất là người dân tộc thiểu số chủ yếu dựa vào cây lúa với phương thức sản xuất, trình độ canh tác còn lạc hậu nên xã thường xuyên xảy ra tình trạng đói nghèo.
Sơn Lang là một xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Kbang, với tổng diện tích tự nhiên hơn 33,2 ngàn ha. Toàn xã có 1.008 hộ, với 4.163 nhân khẩu, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm gần 50%. Xuất phát điểm thấp, đời sống người dân, nhất là người dân tộc thiểu số chủ yếu dựa vào cây lúa với phương thức sản xuất, trình độ canh tác còn lạc hậu nên xã thường xuyên xảy ra tình trạng đói nghèo. Vì vậy, giúp người dân vươn lên, xã Sơn Lang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt, xã đã triển khai và nhân rộng nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt bước đầu đem lại hiệu quả như mô hình trồng cây cam đường, trồng sa nhân dưới tán rừng, mô hình nuôi cá chình, nuôi heo rừng...
Qua lời giới thiệu của ông Dương Quốc Điệp-Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Lang, chúng tôi tìm đến tham quan mô hình nuôi heo rừng hộ gia đình của ông Lê Xuân Thành ở làng Srắt. Đây là địa chỉ quen thuộc để người dân đến tham quan, học tập kinh nghiệm. Bắt đầu nuôi thử nghiệm từ năm 2010, đến nay quy mô đàn heo rừng của ông Thành phát triển với tổng số trên 70 con. Mỗi năm ông Thành xuất bán 3 lứa, mỗi lứa trung bình 20-30 con. Giá bán heo rừng thịt khoảng 120 ngàn đồng/kg, giá heo giống dao động từ 180 ngàn đồng đến 200 ngàn/kg, thu nhập hàng năm lên đến 100 triệu đồng. Ông Thành cho biết: “Heo rừng rất dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, thức ăn sẵn có (rau, bắp, hoa quả trong vườn) ít bệnh tật, chỉ cần tạo khoảng không gian hoang dã thì heo sinh trưởng và phát triển rất tốt, tăng đàn mạnh”. Bên cạnh đó, với diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn xã khá lớn phù hợp mô hình trồng cây sa nhân tím dưới tán rừng và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt phù hợp với tập quán canh tác của đồng bào dân tộc Bahnar. Anh Đinh Dương-dân tộc Bahnar, ở làng Hà Nừng phấn khởi cho biết: “Cây sa nhân tím rất dễ trồng, dễ chăm sóc, chi phí chăm sóc ít mà thu nhập lại cao. Với 1 ha diện tích cây sa nhân tím, mỗi năm gia đình thu từ 70 triệu đồng đến 80 triệu đồng”. Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Quốc Điệp đúc kết: Mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng đem lại lợi ích kép, vừa giúp người dân có thu nhập ổn định, nâng cao đời sống, vừa góp phần bảo vệ tài nguyên rừng. Trồng cây sa nhân tím phù hợp với trình độ canh tác của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc Bahnar. Vì vậy, trong thời gian tới, xã sẽ tập trung hỗ trợ nhân rộng mô hình này. Ngoài ra, các mô hình trồng cây cam đường, nuôi cá chình… cũng mang lại cho người dân nguồn thu nhập đáng kể, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. Từ một xã nghèo trước năm 2010 có tới 75% hộ nghèo nhưng đến năm 2012 chỉ còn 55,72% xã phấn đấu tiếp tục giảm thấp với tốc độ nhanh hơn.
Theo Báo Gia Lai
Chuyên mục Dân hỏi - Cơ quan nhà nước trả lời
Tác phẩm đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B cuộc ...
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024