Ngăn chặn phá rừng: Cần giải quyết những khó khăn hiện nay
15/08/2012 07:35 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Thời gian qua, dù đã triển khai quyết liệt các biện pháp nhưng tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng ở các địa phương trên địa bàn tỉnh ta diễn ra rất nghiêm trọng. Phóng viên Gia Lai Online đã phỏng vấn ông KPA THUYÊN-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT xung quanh vấn đề này.
- Quản lý bảo vệ rừng hiện nay còn những khó khăn, vướng mắc, ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này? Đúng vậy, công tác quản lý bảo vệ rừng hiện nay tuy đạt được một số kết quả nhất định nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng hiện nay thì còn một số vấn đề bất cập. Chẳng hạn như kinh phí đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng còn rất hạn chế, nhiều chương trình, đề án, dự án đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng tuy đã được phê duyệt nhưng không có kinh phí để thực hiện.
Biên chế lực lượng quản lý bảo vệ rừng chưa đáp ứng yêu cầu (theo quy định 1 cán bộ kiểm lâm/1.000 ha rừng) nhưng hiện nay tỉnh Gia Lai 1 cán bộ kiểm lâm/1.700 ha rừng. Nhu cầu về đất đai, gỗ và lâm sản hiện nay là rất lớn do đó áp lực và nguy cơ xâm hại vào rừng cao. Ý thức, trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng của chính quyền cấp xã, cộng đồng dân cư tuy có được nâng lên so với những năm trước đây nhưng thực tế chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng hiện nay. Các cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với lực lượng quản lý bảo vệ rừng chưa thật sự thỏa đáng, chưa thu hút và khuyến khích lực lượng này trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Thu nhập của nghề rừng còn rất thấp so với các ngành nghề khác trên địa bàn, vì vậy chưa thu hút được nhiều lao động nghề rừng, do đó lực lượng quản lý bảo vệ rừng hiện nay chủ yếu là lực lượng kiểm lâm và đơn vị chủ rừng còn cộng đồng dân cư tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng thì rất hạn chế. - Xin ông cho biết các chính sách về quản lý bảo vệ rừng hiện nay như thế nào và đã phù hợp với tình hình thực tế hiện nay? Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước và tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác quản lý bảo vệ rừng, Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa ra những giải pháp nào để bảo vệ rừng có hiệu quả và giải quyết những khó khăn trên? Các chính sách về quản lý bảo vệ rừng hiện nay tương đối phù hợp với tình hình quản lý bảo vệ rừng của tỉnh ta, đặc biệt là Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 8-2-2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng, Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 9-1-2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; Thông tư số 01/TT-BNNPTNT ngày 4-1-2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản. Nếu các chủ trương này được triển khai thực hiện triệt để thì công tác quản lý bảo vệ rừng sẽ thuận lợi và mang lại hiệu quả. Với chức năng tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng mang lại hiệu quả và giải quyết những khó khăn hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng triển khai thực hiện nghiêm túc và kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT. Củng cố, kiện toàn về tổ chức và nâng cao năng lực lực lượng quản lý bảo vệ rừng cho lực lượng kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng. Sở cũng đang tham mưu cho UBND tỉnh thành lập mới một số đơn vị chủ rừng ở những nơi có đủ điều kiện nhằm từng bước giảm dần diện tích rừng (chưa có chủ quản lý cụ thể) do các xã quản lý như hiện nay. Đề xuất những giải pháp triển khai thực hiện chương trình, đề án, dự án liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng trong thời gian tới. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho các đơn vị chủ rừng. Khai thác triệt để các cơ chế, chính sách đãi ngộ hiện có cho lực lượng quản lý bảo vệ rừng nhằm động viên, khuyến khích lực lượng này hoàn thành nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng. Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của nước ngoài, của Trung ương để đầu tư phát triển lâm nghiệp nói chung và quản lý bảo vệ rừng nói riêng. Tăng cường giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng, thực hiện cơ chế hưởng lợi của người làm rừng, sắp xếp lại các đơn vị chủ rừng. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư. - Xin cảm ơn ông!
Theo Báo Gia Lai
Hướng dẫn tham gia ý kiến góp ý dự thảo Nghị ...
Quản lý, đầu tư Quỹ BHXH an toàn, hiệu quả, đảm ...
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 30 NĂM HÀNH TRÌNH AN ...