Ia Mrơn vươn lên xóa đói giảm nghèo
30/07/2012 02:34 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Là xã nằm trong thung lũng Ayun Pa, có con sông Ba chảy qua cung cấp phần lớn nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân, đất đai màu mỡ nhờ được phù sa bồi đắp, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhưng Ia Mrơn lại là một trong những xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Ia Pa. Toàn xã có 2.157 hộ sinh sống, thì có tới 897 hộ nghèo, chiếm tới 41,5% tổng số hộ sinh sống của xã.
Là xã nằm trong thung lũng Ayun Pa, có con sông Ba chảy qua cung cấp phần lớn nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân, đất đai màu mỡ nhờ được phù sa bồi đắp, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhưng Ia Mrơn lại là một trong những xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Ia Pa. Toàn xã có 2.157 hộ sinh sống, thì có tới 897 hộ nghèo, chiếm tới 41,5% tổng số hộ sinh sống của xã. Khắc phục khó khăn
Được biết, toàn xã có trên 80% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số, gây khó khăn trong việc thay đổi phong tục tập quán sản xuất. Dân số trong độ tuổi lao động tương đối cao nhưng trình độ thấp, chưa qua đào tạo chuyên môn nên việc tiếp thu và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, dẫn đến năng suất chưa cao. Đa số người lao động làm việc theo mùa vụ, nên thường có một thời gian nhàn rỗi, ngoài việc sản xuất nông nghiệp, thì không có một việc làm nào khác để tăng thu nhập cho gia đình. Chủ tịch UBND xã Ia Mrơn- ông Rmah Ný chia sẻ: Ngành trồng trọt luôn chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của xã với các cây trồng chủ lực như cây lúa nước và một số cây trồng ngắn ngày khác như bắp, mì… nhưng lại thường xuyên bị mất mùa do ảnh hưởng lũ lụt, hạn hán, sự bấp bênh của giá cả, cộng với các chi phí đầu tư như: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tăng dẫn đến thu nhập của các hộ dân không ổn định. Mặt khác, quỹ đất nông nghiệp phục vụ cho sản xuất của người dân thiếu, không phù hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, cao su… Vì vậy, hàng năm số hộ dân thoát nghèo lại tái nghèo thường xuyên xảy ra. Song song với đó là việc tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội của người dân gặp nhiều khó khăn, số hộ nghèo vay được nguồn vốn này rất ít. Bên cạnh đó, là việc hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón hàng năm không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, lại chậm, không kịp thời. Trong khi đó, giao thông đi lại thì đặc biệt khó khăn, nhất là vào mùa mưa, hiện nay chưa có đường liên thôn, liên xã nào được nhựa hóa, bê tông hóa gây ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông đi lại và giao thương hàng hóa. Khai thác tiềm năng để phát triển
Theo ông Rmah Ný: Xã luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, chính quyền các cấp, chính quyền địa phương. Đó là, sự hỗ trợ của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ nghèo vay vốn phục vụ sản xuất với lãi suất thấp (mỗi hộ nghèo được vay 10 triệu đồng), được hỗ trợ giống cây trồng-vật nuôi, phân bón… Bên cạnh, hàng năm xã phối hợp với trung tâm khuyến nông và phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tổ chức mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung ứng vật tư tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Cùng với đó, phối hợp với Trường trung cấp nghề Ayun Pa thực hiện đào tạo nghề cho các hộ nghèo như nghề sửa xe mô tô, chăn nuôi, trồng trọt,… Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Huyện tập trung đầu tư phát triển chăn nuôi như bò, heo, dê và xem đây là hướng đi chủ đạo nhằm giúp dân thoát nghèo. Theo đó, các hộ nghèo được hỗ trợ 3 triệu đồng để đầu tư nuôi bò, mỗi hộ được hỗ trợ một cặp dê trị giá 4 triệu đồng, hỗ trợ kỹ thuật cho phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, quy hoạch khu chăn nuôi tập trung. Đầu tư xây dựng chuồng trại, kỹ thuật nuôi, chăm sóc. Đồng thời, vận động nhân dân quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất cây mì, mía, chuyển đổi giống cây mới có năng suất cao và có khả năng chống chịu sâu bệnh. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản-thu hút nhiều lao động. Song song, hướng dẫn người dân lựa chọn sản xuất sản phẩm có lợi thế theo hướng thị trường và hàng hóa, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Kết hợp tổ chức các cuộc khảo sát tình hình đói nghèo, thống kê số hộ là đối tượng chính sách, đối tượng xã hội có khả năng cận nghèo, tái nghèo, có kế hoạch cứu đói, vận động nhân dân xây dựng quỹ vì người nghèo, trong đó, đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao trình độ dân trí trong nhân dân, tạo tiền đề quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác xóa đói giảm nghèo nhưng lãnh đạo chính quyền xã Ia Mrơn đang quyết tâm giúp nhân dân từng bước thoát nghèo, phấn đấu mỗi năm giảm từ 2% đến 3% số hộ nghèo, tiến tới hoàn thành các mục tiêu cụ thể. Đặc biệt, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Theo Báo Gia Lai
Hướng dẫn tham gia ý kiến góp ý dự thảo Nghị ...
Quản lý, đầu tư Quỹ BHXH an toàn, hiệu quả, đảm ...
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 30 NĂM HÀNH TRÌNH AN ...