Xây dựng địa bàn biên giới ổn định và phát triển
03/03/2014 01:57 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Địa bàn biên giới của tỉnh ta hiện có 7 xã trực thuộc ba huyện (Đức Cơ, Chư Prông và Ia Grai) với tổng diện tích tự nhiên là 1.338,85 km2, dân số hơn 42.600 người. Đây là khu vực có điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2013, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
Địa bàn biên giới của tỉnh ta hiện có 7 xã trực thuộc ba huyện (Đức Cơ, Chư Prông và Ia Grai) với tổng diện tích tự nhiên là 1.338,85 km2, dân số hơn 42.600 người. Đây là khu vực có điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2013, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn biên giới cơ bản ổn định, song vẫn tiềm ẩn một số yếu tố phức tạp.
Trước tình hình đó, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh và Huyện ủy 3 huyện biên giới đã tập trung phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo các đồn biên phòng và cấp ủy chính quyền cơ sở đẩy mạnh các hoạt động trong quản lý bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, xây dựng địa bàn biên phòng ổn định và phát triển. Đảng ủy BĐBP tỉnh và Huyện ủy 3 huyện biên giới đã phối hợp lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ thị, nghị quyết của cấp trên liên quan đến nhiệm vụ quản lý bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới và xây dựng địa bàn biên phòng vững mạnh toàn diện, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân, xây dựng nền biên phòng toàn dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững mạnh. Tính đến nay, trên địa bàn 7 xã biên giới của tỉnh đã xây dựng được 50 tổ tự quản và an ninh trật tự thôn làng, các mô hình giúp dân vừa và nhỏ như mô hình trồng lúa nước, quy hoạch cải tạo vườn tạp kết hợp phát triển chăn nuôi ở xã Ia Púch (huyện Chư Prông), mô hình “Tự quản an ninh trật tự trong đồng bào có đạo” ở xã Ia Pnôn, mô hình “Vườn tiêu biên phòng” và tiếp sức học đường ở xã Ia Dom (huyện Đức Cơ)… không ngừng được nhân rộng và phát huy hiệu quả thiết thực. Trong công tác xây dựng địa bàn, Đảng ủy BĐBP tỉnh đã tập trung chỉ đạo đội ngũ cán bộ tăng cường, các đội công tác địa bàn ở đồn biên phòng phối hợp chặt chẽ với các ngành, các lực lượng và đội ngũ già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng đi sâu tuyên truyền vận động giáo dục quần chúng nhân dân chấp hành tốt Luật Biên giới quốc gia, các hiệp định, hiệp nghị, quy chế biên giới, cũng như tích cực tham gia phong trào BĐBP chung sức xây dựng nông thôn mới, góp phần cùng cấp ủy chính quyền địa phương xây dựng địa bàn biên giới ngày càng ổn định và phát triển. Đây có thể nói là lực lượng chủ công, là “chìa khóa” mở ra những thành công trong công tác vận động quần chúng xây dựng địa bàn của BĐBP.
Bên cạnh số cán bộ tăng cường giữ chức danh Phó Bí thư Đảng ủy các xã biên giới, Đảng ủy Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh giao nhiệm vụ trực tiếp cho từng cán bộ ở đội công tác địa bàn phụ trách từng thôn làng để nắm bắt kịp thời những diễn biến tình hình, tâm tư nguyện vọng của bà con nhân dân từ đó làm tốt công tác tham mưu, đề xuất giúp Ban chỉ huy đồn biên phòng, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh cũng như Đảng ủy, UBND xã giải quyết những vấn đề phát sinh ngay tại thôn làng mình phụ trách. Đối với đội ngũ cán bộ tăng cường giữ chức danh chủ chốt ở xã, Đảng ủy BĐBP tỉnh và Huyện ủy 3 huyện biên giới tập trung lãnh đạo chỉ đạo, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra, góp phần tích cực cùng với tập thể cấp ủy các xã biên giới lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác của địa phương, nhất là trên lĩnh vực quốc phòng-an ninh. Đảng ủy BĐBP tỉnh và Huyện ủy 3 huyện biên giới đã thống nhất chủ trương, triển khai thực hiện phù hợp với yêu cầu thực tế của từng địa bàn, theo hướng gắn nhiệm vụ quốc phòng-an ninh với phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường làm tốt công tác đối ngoại biên phòng, đối ngoại nhân dân phục vụ chiến lược xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển mà Đảng, Nhà nước đã đề ra. Năm 2013 đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức sơ kết 5 năm Ngày Biên phòng toàn dân, sơ kết thực hiện Nghị quyết 51-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội Nhân dân Việt Nam”, sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và tổ chức tổng kết công tác xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới.
Trên cơ sở đó đã đánh giá sát đúng những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế yếu kém và biện pháp khắc phục tạo sự thống nhất cao trong công tác lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Trên địa bàn 7 xã biên giới, các đồn biên phòng đã chủ động tham mưu, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương duy trì và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn vướng mắc trong nhân dân, những vụ việc phức tạp nảy sinh trên địa bàn, đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy và các hoạt động khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép... Việc duy trì chế độ trao đổi thông tin, thực hiện các nội dung quy chế phối hợp luôn được quan tâm chăm lo và thường xuyên có sự đổi mới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Đảng ủy BĐBP tỉnh đã chủ động trao đổi thông tin về nhiệm vụ, chủ trương, kết quả công tác biên phòng và những diễn biến tình hình trên biên giới, từ đó cùng với cấp ủy địa phương thống nhất các chủ trương, biện pháp, kết hợp giữa nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố thực lực chính trị, quốc phòng-an ninh, duy trì các hoạt động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ an ninh biên giới, triển khai thực hiện tốt công tác đối ngoại nhân dân, chính sách dân tộc, tôn giáo trên địa bàn biên phòng. Ở chiều ngược lại, Huyện ủy 3 huyện biên giới thường xuyên thông tin cho Đảng ủy BĐBP tỉnh về những chủ trương, định hướng, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh, tập trung lãnh đạo các cơ quan, ban ngành và nhân dân trong địa phương mình chấp hành nghiêm các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân trong công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Trong thời gian tới, để thực hiện hiệu quả hơn nữa các nội dung quy chế phối hợp, Đảng ủy BĐBP tỉnh và Huyện ủy 3 huyện biên giới đã thống nhất đề ra 12 việc cần làm, trong đó tập trung quán triệt triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của địa phương về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, phối hợp đẩy mạnh các hoạt động xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn biên giới, tăng cường công tác quản lý bảo vệ biên giới, đấu tranh phòng-chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội… tạo môi trường, điều kiện thuận lợi giúp địa phương triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh, xây dựng địa bàn 7 xã biên giới trong tỉnh ngày càng ổn định và phát triển.
Đại tá Lê Thuần Huy Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Theo Báo Gia Lai
Chuyên mục Dân hỏi - Cơ quan nhà nước trả lời
Tác phẩm đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B cuộc ...
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024