Chư Prông đưa Nghị quyết Trung ương 5 vào cuộc sống
08/03/2013 07:44 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Huyện Chư Prông có dân số khoảng 103.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 48%, có 20 xã và thị trấn, 180 thôn, làng và tổ dân phố. Từ năm 1998 đến nay, Huyện ủy Chư Prông đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Huyện Chư Prông có dân số khoảng 103.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 48%, có 20 xã và thị trấn, 180 thôn, làng và tổ dân phố. Từ năm 1998 đến nay, Huyện ủy Chư Prông đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Trên cơ sở sự lãnh đạo của Huyện ủy, hàng năm, UBND huyện đều ưu tiên nguồn ngân sách nhất định để đầu tư phát triển sự nghiệp văn hóa như xây dựng sân vận động huyện, nhà truyền thống, thư viện, khu công viên nhà rông văn hóa, cùng các thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân trên địa bàn.
Đến nay, 100% xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa, 18 làng xây dựng nhà rông truyền thống, 20 nhà rông văn hóa, hơn 120 nhà sinh hoạt cộng đồng và nhà văn hóa, 195 sân bóng các loại. Các sân chơi thể thao ở thôn, làng, xã đã và đang từng bước được quy hoạch, đầu tư xây dựng đúng quy định theo chương trình xây dựng nông thôn mới. Riêng các cơ quan, doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn thời gian qua đã tích cực ủng hộ khoảng 15 tỷ đồng góp phần xây dựng nhà rông, sân bãi tập thể thao. Hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng được duy trì thường xuyên, toàn huyện có 126 đội văn nghệ quần chúng với gần 2 ngàn người tham gia ở nhiều lứa tuổi. Trên địa bàn huyện có 67 đội cồng chiêng, 426 bộ cồng chiêng, 161 đội văn nghệ, 272 đội thể thao, cùng 12 câu lạc bộ-điểm tập văn hóa thu hút hơn 30% người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng. Địa bàn huyện đã phủ sóng phát thanh và truyền hình đến 100% xã và thị trấn, tỷ lệ hộ được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam là 60%, tỷ lệ hộ được xem Đài Truyền hình Việt Nam là 88%. Ngoài Đài Truyền thanh-Truyền hình huyện và trạm phát lại truyền hình (vùng lõm) ở xã biên giới Ia Púch, tại 13/20 xã, thị trấn có trạm truyền thanh (mỗi năm Đài Truyền thanh-Truyền hình huyện thực hiện truyền thanh FM gần 16.000 giờ, trạm truyền thanh xã phát hơn 12.000 giờ/năm). Mật độ phủ internet là 1,5 thuê bao/100 dân, tỷ lệ hộ dân thường xuyên sử dụng internet là 17 đến 20%, người có máy tính cá nhân chiếm tỷ lệ 1,62 máy/100 dân, có 24 cơ sở dịch vụ internet..., qua đó tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần của người dân, các tập tục lạc hậu và hiện tượng mê tín đã bị loại bỏ dần. Tiếng nói và chữ viết các dân tộc trong huyện được gìn giữ và phát huy, huyện đã quan tâm mở được 5 lớp học tiếng Jrai cho hàng trăm cán bộ và công nhân trên địa bàn để đáp ứng nhiệm vụ được giao. Ngành Giáo dục-Đào tạo huyện đã nâng cao chất lượng dạy và học, đầu tư xây dựng mở rộng quy mô hệ thống trường lớp, đến nay toàn huyện có 63 đơn vị trường học, trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường và sĩ số học sinh năm học 2012-2013 ở cả ba bậc luôn duy trì trên 95%, có 100% xã và thị trấn đạt phổ cập giáo dục THCS, 10/20 xã và thị trấn được công nhận phổ cập giáo dục mầm non, 2 trường đạt chuẩn quốc gia. Bên cạnh đó, hoạt động khoa học và công nghệ đã hướng vào nhu cầu thiết thực là nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cây trồng, vật nuôi. Các hoạt động khuyến nông được tổ chức thành hệ thống, đã kịp thời phổ cập các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây, giống con, quy trình sản xuất mới đến với nông dân, gắn với công tác đào tạo nghề được 28 lớp cho 1.276 học viên, xây dựng được đội ngũ lao động có tay nghề và nắm bắt, áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo từ 5% đến 6% mỗi năm, tỷ lệ thôn làng định canh định cư chiếm 96%, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 khoảng 22 triệu đồng/người. Trong 15 năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện đã phối hợp triển khai có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các cơ quan, ban ngành, trường học cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong toàn huyện đều hưởng ứng và thực hiện tốt các quy ước xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa, nâng cao hiệu quả công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đến nay, toàn huyện có 11.663 gia đình văn hóa, 65 thôn làng, tổ dân phố văn hóa. Hàng năm Ban chỉ đạo các cấp đã tổ chức khen thưởng 400 đến 500 gia đình văn hóa tiêu biểu, kịp thời phát huy các điển hình và nâng cao chất lượng phong trào. Toàn huyện có 144 thôn làng thành lập chi hội khuyến học với 18.967 hội viên, có 6 dòng họ khuyến học, 53 chi hội khuyến học cơ quan, trường học, 20/20 xã, thị trấn có hội khuyến học, 5 hội đồng hương hiếu học, 386 gia đình đạt danh hiệu “Gia đình hiếu học”. Trao đổi với chúng tôi, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Chư Prông Nguyễn Anh Văn nhận xét: “15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã mang lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế-xã hội huyện nhà, đồng thời góp phần củng cố và tăng cường mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ngày càng vững mạnh...”.
Theo Báo Gia Lai
Quản lý, đầu tư Quỹ BHXH an toàn, hiệu quả, đảm ...
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 30 NĂM HÀNH TRÌNH AN ...
Mức đóng BHYT hộ gia đình từ 1.7.2025 thay đổi ...