Thành lập thí điểm 2 lớp 10 dành cho học sinh dân tộc thiểu số: Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh ngay từ khi nhập học
10/09/2012 07:41 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sau gần một tháng tích cực tuyển chọn, hồ sơ và danh sách của hơn 80 học sinh là người dân tộc Bahnar, Jrai vừa nhập học lớp 10 tại các trường trên địa bàn TP. Pleiku đã được chốt danh sách theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Để ghi nhận ý kiến và nguyện vọng của các bậc phụ huynh, học sinh, chiều 7-9, Sở GD-ĐT Gia Lai đã tổ chức buổi gặp mặt
Sau gần một tháng tích cực tuyển chọn, hồ sơ và danh sách của hơn 80 học sinh là người dân tộc Bahnar, Jrai vừa nhập học lớp 10 tại các trường trên địa bàn TP. Pleiku đã được chốt danh sách theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Để ghi nhận ý kiến và nguyện vọng của các bậc phụ huynh, học sinh, chiều 7-9, Sở GD-ĐT Gia Lai đã tổ chức buổi gặp mặt, tại đây có nhiều ý kiến nêu lên và được ngành, nhà trường đưa ra những giải đáp được mọi người đồng tình. Ngoài danh sách 5 trường nằm trong khu vực nội thành TP. Pleiku được tỉnh chỉ định rà soát, lập danh sách học sinh, nay còn có thêm Trường THPT Nguyễn Huệ của huyện Đak Đoa. Lý do mở rộng thêm trường trong đợt tuyển chọn đợt này do khu vực TP. Pleiku không đủ thí sinh đạt yêu cầu và Đak Đoa là địa phương giáp ranh, có giao thông thuận lợi.
Tại buổi gặp, ngay khi nghe lãnh đạo Sở GD-ĐT nêu lên mục đích của việc thành lập thí điểm hai lớp 10 dành riêng cho đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số với mục tiêu từng bước nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh người dân tộc thiểu số, góp phần đào tạo nhân lực tại chỗ. Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra rất vui vì được tỉnh quan tâm nhưng cũng không khỏi băn khoăn, lo lắng: Sau khi học, những học sinh tại Đak Đoa sẽ được ăn ở, đi lại thế nào; việc phân xếp lớp, trường; sao không xếp cho các em học chung với những học sinh khác; điều kiện nào được xếp học tại 2 trường THPT chuyên Hùng Vương và Pleiku? Giải đáp những thắc mắc trên, ông Phạm Ngọc Thạch- Giám đốc Sở GD-ĐT giải thích cho từng việc: Về ăn ở, đi lại: Do việc tuyển sinh được mở rộng ra địa bàn huyện Đak Đoa nên việc ăn ở, đi lại cần ổn định, ngành sẽ đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ tiền đi xe buýt, hưởng thêm chế độ như học sinh nội trú. Việc phân xếp lớp: các học sinh của 2 lớp được chọn trong dịp này sẽ có sự chênh lệch về trình độ so với những học sinh đang học tại 2 trường tiếp nhận các em, do vậy việc ghép chung sẽ không đạt yêu cầu đề ra và rất khó để nhà trường bố trí giáo trình, giáo viên giảng dạy, xếp giờ, tăng tiết mà những việc này đã được các trường chuẩn bị và tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em có thế nắm, hiểu được toàn bộ bài giảng cũng như việc dạy nâng cao về sau.
Điều kiện được tuyển chọn: Các học sinh có đủ điều kiện như học sinh bán trú và có đơn xin dự tuyển sinh sẽ được tổng hợp và xét từ cao đến thấp. Một khi nhận và xếp lớp sẽ không có sự phân biệt nào giữa 2 lớp tại 2 trường bởi không phải học tại trường THPT chuyên Hùng Vương sẽ tốt hơn THPT Pleiku mà Sở sẽ trực tiếp sắp xếp sao thuận lợi nhất về tuyến đường đi gần với nơi ở của học sinh. Riêng với đơn vị tiếp nhận các học sinh trong đợt đầu tiên này, thầy Nguyễn Chương- Hiệu trưởng Trường THPT Pleiku (1 trong 2 trường tiếp nhận mở lớp thí điểm) nêu rõ: Việc bố trí học riêng sẽ có nhiều thuận lợi, nhưng đến lúc thi thì các em vẫn phải xếp chung với các bạn học cùng trường để xem khả năng tiếp thu cũng như còn yếu ở phần nào sau mỗi học kỳ theo dõi. Trong một số môn trường sẽ bố trí 2 giáo viên cùng dạy.
Anh Puih Hang- làng Nú, xã Ia Kênh (TP. Pleiku) là phụ huynh của Rơ Mah Kiêu- học sinh lớp 10 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh được xét chọn trong đợt này bày tỏ: Tôi rất vui khi con mình được nằm trong danh sách tuyển chọn và có điều kiện học tốt hơn. Tôi sẽ cố gắng lo cho con theo học. Còn với em Rơ Ma Duyên- làng C, xã Gào đang theo học lớp 10 trường THPT Nguyễn Chí Thanh hồ hỡi nói: Cháu vui lắm, cháu sẽ ra sức học tập để đạt được những yêu cầu mà nhà trường đề ra. Điều em lo lắng nhất là về kiến thức, bởi lực học của em chỉ ở mức trung bình, nhưng với những gì nhà trường đã tạo điều kiện, em và các bạn sẽ nỗ lực hết sức mình. Đối với những học sinh tại huyện Đak Đoa sẽ được bố trí học tại trường THPT Pleiku để thuận lợi về tuyến đường và nhà trường sẽ bố trí mở rộng tuyến xe buýt học sinh đến địa phương này để đưa các em đi và về trong ngày. Việc học được Sở GD-ĐT thống nhất, các em sẽ chính thức tập trung vào cuối tuần đến và sẽ tiếp cận ngay chương trình học sau khi việc sắp xếp hoàn chỉnh để theo kịp chương trình. Điều các bậc phụ huynh tại huyện Đak Đoa quan tâm chính là chuyện đi lại, ăn ở của con em mình. Có nhiều người muốn cho con mình lên TP.Pleiku thuê nhà trọ ở gần trường để các em thuận lợi hơn cho việc học. Tuy nhiên, việc quản lý giờ giấc, đi lại và các vấn đề xã hội khác cũng làm các bậc phụ huynh phải đắn đo thay vì để các em đi và về mỗi ngày bằng xe buýt được nhà trường bố trí.
Theo Báo Gia Lai
Hướng dẫn tham gia ý kiến góp ý dự thảo Nghị ...
Quản lý, đầu tư Quỹ BHXH an toàn, hiệu quả, đảm ...
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 30 NĂM HÀNH TRÌNH AN ...