Xây dựng nông thôn mới: Cần có cơ chế, chính sách phù hợp
21/08/2012 07:24 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh ở nông thôn. Theo đánh giá, đến thời điểm hiện nay, tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh vẫn còn chậm.
L.T.S: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh ở nông thôn. Theo đánh giá, đến thời điểm hiện nay, tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh vẫn còn chậm. Phóng viên Gia Lai online có cuộc phỏng vấn ông Kpa Thuyên-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Phó Trưởng ban chỉ đạo chương trình xung quanh vấn đề này.
- Ông có thể đánh giá sơ bộ những kết quả đã đạt được của Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh?
Ngay khi có văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của Trung ương, Tỉnh ủy Gia Lai đã ban hành Nghị quyết số 03/NQ-TU về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Sau đó, cấp ủy các địa phương cũng nhanh chóng ban hành nghị quyết về xây dựng nông thôn mới. Đến nay, chương trình đã được cả hệ thống chính trị đánh giá là nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, bộ máy quản lý, điều hành, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 từ cấp tỉnh đến huyện, xã đã được hình thành. Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo, Văn phòng Điều phối chương trình cấp tỉnh, 17/17 huyện, thị xã, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo và tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo huyện cấp huyện, 185/185 xã đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý cấp xã. Công tác rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn của 185/185 xã đã được hoàn thành trong năm 2010. Kết quả trên địa bàn tỉnh không có xã nào đạt 19 tiêu chí; 165 xã đạt dưới 5 tiêu chí; 13 xã đạt 5-8 tiêu chí; 5 xã đạt 9-13 tiêu chí; 2 xã đạt 14-18 tiêu chí. Qua 2 năm nỗ lực phấn đấu thực hiện chương trình, thực trạng nông thôn của tỉnh có sự thay đổi. Kết quả đánh giá sơ bộ tính đến hết tháng 7-2012, có 157 xã đạt dưới 5 tiêu chí, 17 xã đạt 5-8 tiêu chí, 9 xã đạt 9-13 tiêu chí, 2 xã đạt từ 14 đến 18 tiêu chí. Công tác lập quy hoạch của các xã cũng đã thực hiện xong. Tuy nhiên, do Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28-10-2011 của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xã nông thôn mới ban hành chậm, do đó các xã cần bổ sung bản đồ quy hoạch sử dụng đất toàn xã, cũng như bản đồ quy hoạch sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp. Trên cơ sở hoàn thành công tác rà soát thực trạng nông thôn, tất cả các xã trong tỉnh đã nhanh chóng hoàn thành việc lập đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã; 17/17 huyện, thị xã, thành phố cũng hoàn thành kế hoạch xây dựng nông thôn mới cấp huyện và hiện nay kế hoạch cấp tỉnh cũng được lập xong, đang trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. - So với một số địa phương trong cả nước, tiến độ thực hiện tại Gia Lai vẫn còn chậm do gặp nhiều khó khăn khách quan và chủ quan. Vậy việc tháo gỡ những khó khăn này được thực hiện ra sao, thưa ông? Qua hơn 2 năm thực hiện chương trình, bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Nhân lực thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới còn mỏng, chưa đủ để đáp ứng khối lượng công việc chương trình đề ra, trình độ cán bộ xã còn nhiều hạn chế, chậm nắm bắt và nghiên cứu tìm hiểu tài liệu thực hiện chương trình. Vai trò chủ thể của người dân, nội lực của cộng đồng chưa được phát huy mạnh mẽ, còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, khả năng huy động đầu tư từ các doanh nghiệp trên địa bàn còn hạn chế, trong khi đó nguồn kinh phí hỗ trợ trực tiếp của chương trình còn rất hạn hẹp. Để từng bước giải quyết những khó khăn này, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ các cấp tham gia xây dựng nông thôn mới, quán triệt, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành từ tỉnh, huyện đến xã phải đưa chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới vào chương trình công tác hàng năm và vào kế hoạch hàng năm về phát triển-xã hội của địa phương, của ngành để phê duyệt thực hiện. Có cơ chế chính sách thu hút các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia vào xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, Trung ương cần điều chỉnh một số văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình theo hướng đơn giản hóa, giao quyền chủ động cho địa phương, tạo điều kiện tốt nhất để người dân dễ tiếp cận, tự làm, chủ động giám sát; kinh phí trực tiếp thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh cần được hỗ trợ đầu tư lớn hơn nữa từ ngân sách trung ương. - Xin cảm ơn ông!
Theo Báo Gia Lai
Hướng dẫn tham gia ý kiến góp ý dự thảo Nghị ...
Quản lý, đầu tư Quỹ BHXH an toàn, hiệu quả, đảm ...
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 30 NĂM HÀNH TRÌNH AN ...