Gia Lai: Các huyện phía Đông “gỡ khó” cho năm học mới
24/07/2012 01:18 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày tựu trường đã cận kề, vì vậy mọi công tác chuẩn bị cho năm học mới được các trường gấp rút triển khai. Riêng các huyện phía Đông của tỉnh (Kbang, Kông Chro) đang tìm cách “gỡ khó” cho mình trước thềm năm học.
Ngày tựu trường đã cận kề, vì vậy mọi công tác chuẩn bị cho năm học mới được các trường gấp rút triển khai. Riêng các huyện phía Đông của tỉnh (Kbang, Kông Chro) đang tìm cách “gỡ khó” cho mình trước thềm năm học. Là hai địa phương còn nhiều khó khăn, trong đó trên lĩnh vực giáo dục dù đã được các cấp ngành thường xuyên quan tâm đầu tư xây mới nhiều phòng học, cung cấp các vật tư, thiết bị dạy và học đến tận các xã vùng sâu, chuẩn bị thật tốt cơ sở vật chất, chỉnh trang trường lớp học cho năm học mới 2012-2013. UBND huyện Kbang đã bố trí nguồn kinh phí trên 4 tỷ đồng cho việc xây mới 10 phòng học tại xã Kon Pne; 2 phòng học mầm non tại xã Sơn Lang, trong đó các xã Lơ Ku, Kroong, Đak Roong được đầu tư trên 2 tỷ đồng cho việc xây nhà ở bán trú, đào giếng nước, mua sắm thiết bị dạy học phục vụ tốt hơn nhu cầu học tập của con em vùng khó của huyện.
Song, cái khó dường như không muốn rời xa vùng đất nghèo. Cô Vương Thị Hội- Trưởng phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Kbang tâm sự: Huyện bố trí vốn từ sớm cho ngành chuẩn bị, nhưng thời tiết mưa nhiều kèm theo gió lốc làm cho công tác tu sữa, xây mới thêm khó khăn. Đã vậy, trong những cơn mưa kèm theo gió lốc vào đầu tháng 7 vừa qua đã làm hư hỏng một số phòng học tại thôn 5, xã Kroong; toàn bộ phần mái của trường THCS Kông Bla bị gió lốc cuốn đi. Nhằm sớm khắc phục hư hại này, huyện đã bổ sung xuất ngân sách trên 100 triệu đồng cho việc sửa chữa và sẽ hoàn thành trước ngày tựu trường. Ngoài điều kiện cách trở về giao thông với các xã vùng sâu Kroong, Kon Pne thì một số làng thuộc xã Lơ Ku trên địa bàn huyện Kbang nhiều học sinh của Trường THPT Lương Thế Vinh, THCS Lê Quý Đôn hàng ngày vẫn phải lội qua suối sâu để đến trường rất nguy hiểm đến tính mạng… cũng đang là vấn đề đặt ra rất cần sự quan tâm giải quyết của các cấp chính quyền địa phương.
Riêng với các giáo viên tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Đak Roong là một trong những trường được chia tách từ năm học 2011-2012 với quy mô khá lớn và được quan tâm đầu tư, tuy vậy để chuẩn bị tốt cho năm học mới này toàn trường đã huy động, kêu gọi nhân dân, học sinh trong xã mỗi người giúp một tay xây dựng phòng học cho kiên cố. Thầy Phạm Quốc Tuấn- Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Khó khăn nhất của trường hiện nay là vẫn chưa có phòng hiệu bộ; 4-5 giáo viên phải ngồi làm việc trong cùng một phòng. Dù khó thầy cô chúng tôi sẽ cố gắng hết sức cho năm học mới. Cùng có hoàn cảnh chung giống như huyện Kbang, ngành Giáo dục huyện Kông Chro vẫn đang tìm mọi cách làm sao huy động toàn bộ trẻ trong độ tuổi đến trường. Thầy Nguyễn Văn Phúc- Trưởng Phòng Giáo dục- Đào tạo bày tỏ: Ngoài khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu 70 phòng học cho bậc học mầm non; lớp, phòng sinh hoạt, nhà ăn cho học sinh bán trú, thì việc tập trung của ngành hiện nay là tìm hướng vận động giáo viên, chính quyền xã và người dân góp gạo để học sinh chuyên cần đến trường thay vì bỏ học giữa chừng do không đủ ăn, đồng thời kiến nghị các cấp quan tâm hỗ trợ kịp thời tiền ăn cho các học sinh bán trú. Bên cạnh việc khó khăn về cơ sở, trường lớp thì ngành giáo dục tại các huyện Kbang, Kong Chro cũng đang thực hiện một số biện pháp trong việc tiếp tục động viên và sắp xếp điều chuyển các giáo viên từ vùng khó khăn về với vùng thuận lợi và ngược lại bởi có những giáo viên có thâm niên từ 15 đến gần 20 năm gắn bó với bản làng chăm lo sự nghiệp “trồng người” nơi vùng sâu, vùng xa.
Theo Báo Gia Lai
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và điều kiện ...
Hướng dẫn tham gia ý kiến góp ý dự thảo Nghị ...
Quản lý, đầu tư Quỹ BHXH an toàn, hiệu quả, đảm ...