Xã Ia Dreng với quyết tâm thoát nghèo

22/05/2012 07:37 AM


Xã Ia Dreng là một trong những xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Chư Pưh, tính đến cuối năm 2011 toàn xã có 1380 hộ, thì có tới 562 hộ nghèo chiếm hơn 40%, thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 5.5 triệu đồng/người/năm. Toàn xã có 6 thôn, làng thì có tới 5 thôn, làng thuộc diện đặc biệt khó khăn, vì vậy vấn đề cấp bách là tìm hướng đi đúng trong công tác xóa đói giảm nghèo của xã.

Xã Ia Dreng là một trong những xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Chư Pưh, tính đến cuối năm 2011 toàn xã có 1380 hộ, thì có tới 562 hộ nghèo chiếm hơn 40%, thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 5.5 triệu đồng/người/năm. Toàn xã có 6 thôn, làng thì có tới 5 thôn, làng thuộc diện đặc biệt khó khăn, vì vậy vấn đề cấp bách là tìm hướng đi đúng trong công tác xóa đói giảm nghèo của xã.

Theo ông Bùi Xuân Dịu- Bí thư Đảng ủy xã Ia Dreng thì những khó khăn lớn nhất của xã hiện nay trong việc xóa đói giảm nghèo là: Đại đa số người dân của xã chủ yếu là người dân tộc thiểu số, chiếm hơn 74% dân số của toàn xã, trình độ dân trí thấp, dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
 

Cây trồng chủ lực của người đồng bào là cấy lúa và mỳ, nhưng hiện tại trên địa bàn xã chỉ có một đập tràn Ia Dreng lấy nước chủ yếu từ các khe, nước trời, từ các mạch nước ngầm, không có một dòng suốt lớn nào nên không đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho đồng ruộng, nên thường xuyên xảy ra tình trạng hạn hán, điển hình là vụ Đông Xuân 2011 đã gây thiệt hại lên tới 80% tổng diện tích lúa Đông Xuân trên toàn xã. Cây mỳ cũng tạo nên sự bấp bênh không kém, bởi thời tiết thất thường cộng thêm sự không ổn định của giá cả.

Trong khi đó, cây cà phê là một trong những cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng diện tích ngày càng bị thu hẹp, do đa số người đồng bào không biết chăm sóc cây cà phê, dẫn đến cho năng xuất, hiệu quả thấp.

Mặt khác, nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội cho vay không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, chỉ một bộ phận nhỏ người nghèo tiếp cận được với nguồn vốn này. Hàng năm, các hộ cũng được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón nhưng cũng không đáp ứng nhu cầu.


Giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa, hiện nay, toàn xã chỉ có 7.5 km đường liên thôn đã được rải nhựa, bê tông hóa; còn khoảng 5 km vẫn chưa được rải nhựa và vẫn chưa có đường nội thôn nào được bê tông hóa, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại, giao thương, vận chuyển hàng hóa của xã.
 

Ảnh: Quang Tấn
Ảnh: Quang Tấn

Bên cạnh, những khó khăn thì cũng có những thuận lợi nhất định, nhất là đất đai nơi đây tương đối màu mở, thuận lợi cho phát triển những cây công nghiệp dài ngày có hiệu quả kinh tế cao như hồ tiêu, cà phê, cao su; nguồn nhân lực dồi dào; người dân thì cần cù, chịu khó, chí thú làm ăn.

Khó khăn là vậy, nhưng toàn bộ cán bộ lãnh đạo xã Ia Dreng quyết tâm từng bước giúp nhân dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất, thủa ruộng của mình.

Để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo xã đã tập trung chỉ đạo, định hướng cho nông dân về giống cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Trong đó, tập trung chỉ đạo lãnh đạo các Trưởng thôn tập huấn kỹ thuật và chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; hướng dẫn, thuyết phục người dân bỏ dần phương pháp canh tác truyền thống, chuyển đổi cây trồng, tập trung mở rộng diện tích cây hồ tiêu và diện tích cây cao su tiểu điền, hai cây trồng chủ lực giúp xóa đói giảm nghèo.

Điển hình, thôn Tung Neng là thôn duy nhất không nằm trong diện đặc biệt khó khăn của xã, nhờ có hướng đi đúng trong phát triển diện tích cây cao su tiểu điền nên hiện diện tích cho thu hoạch khoảng 70 ha trên tổng diện tích 92 ha cao su mà người dân trong thôn đã trồng, ngoài ra còn có khoảng 100 người dân của thôn là công nhân của công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê.

Kết hợp tổ chức các cuộc khảo sát tình hình đói nghèo, thống kê số hộ là đối tượng chính sách, đối tượng xã hội có khả năng cận nghèo, có kế hoạch cứu đói, hỗ trợ kịp thời các hộ nghèo ở các làng dân tộc thiểu số, vận động nhân dân xây dựng quỹ vì người nghèo, trong đó, đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao trình độ dân trí trong nhân dân, tạo tiền đề quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương.

Với quyết tâm của chính quyền địa phương xã Ia Dreng, phấn đấu giảm 50 đến 70 hộ nghèo tương đương với 9% đến 12% trong năm 2012 và phấn đấu đến hết nhiệm kỳ này giảm số hộ nghèo xuống còn khoảng 20%. Tiến đến thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới, phấn đấu trong năm 2012 thực hiện thêm được 3 tiêu chí (trên cơ sở đã thực hiện được hai tiêu chí là tiêu chí về điện và an ninh, trật tự xã hội) đó là tiêu chí về nhà ở dân cư, y tế và hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh như lời của Bí thư Đảng ủy xã Ia Dreng Bùi Xuân Dịu.

Theo Báo Gia Lai