Cho tôi hỏi, trường hợp cán bộ viên chức bị ốm (đau) phải nằm viện dài ngày. Do đó chuyển sang hưởng chế độ chi trả bảo hiểm đối với cán bộ đó, thì cần những thủ tục như thế nào và thời gian quy định nằm viện từ bao lâu thì hưởng lương bảo hiểm. Xin chân thành cảm ơn ! Người viết: Vũ Tuấn Anh số ĐT: 0914 141 580
Vấn đề bạn hỏi, BHXH tỉnh Gia Lai trả lời như sau: Thủ tục, hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau dài ngày: - Sổ BHXH. - Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) thể hiện điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày và thời gian nghỉ việc để điều trị bệnh. Đối với trường hợp có thời gian không điều trị nội trú là phiếu hội chẩn (bản sao) hoặc biên bản hội chẩn (bản sao) hoặc bệnh án (bản sao) của bệnh viện hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (mẫu C65-HD1 hoặc C65-HD2), sổ khám chữa bệnh (bản chính hoặc bản sao) do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định thể hiện điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày và thời gian phải nghỉ việc để điều trị. - Danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, DS-PHSK do người sử dụng lao động lập (mẫu C70a-HD). Thời gian hưởng chế độ ốm đau thuộc bệnh dài ngày như sau: - Tối đa không quá 180 ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần. - Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức hưởng như sau: + Bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên. + Bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm. + Bằng 45% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm. Trường hợp mức hưởng chế độ ốm đau nếu thấp hơn mức lương cơ sở thì được tính bằng mức lương cơ sở.
1949 lượt xem
576 lượt xem
470 lượt xem
429 lượt xem
428 lượt xem
425 lượt xem
341 lượt xem