Hướng đi mới của ngành nuôi trồng thủy sản ở Gia Lai
27/12/2011 07:30 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Theo tính toán của cơ quan quản lý, đến năm 2015, diện tích mặt nước hệ thống hồ chứa tại các công trình thủy lợi, ao hồ nhỏ và ruộng lúa vùng trũng sử dụng nuôi thả thủy sản là 15.870 ha. Trong tương lai gần, diện tích mặt nước có thể nuôi thả thủy sản tăng lên 24.340 ha phân bổ hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Theo tính toán của cơ quan quản lý, đến năm 2015, diện tích mặt nước hệ thống hồ chứa tại các công trình thủy lợi, ao hồ nhỏ và ruộng lúa vùng trũng sử dụng nuôi thả thủy sản là 15.870 ha. Trong tương lai gần, diện tích mặt nước có thể nuôi thả thủy sản tăng lên 24.340 ha phân bổ hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trên thực tế, hiện nay diện tích ao, hồ nhỏ được khai thác mới chỉ ở quy mô nhỏ lẻ, tự phát còn diện tích mặt hồ nước lớn, ruộng trũng, vùng bán ngập mới chỉ dừng lại ở hình thức nuôi thả thủy sản quảng canh. Một số huyện như Kbang, Chư Sê đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi cá lồng trong hồ chứa. Tuy vậy tổng diện tích mặt nước đưa vào nuôi thả thủy sản trên địa bàn tỉnh đến thời điểm này mới đạt khoảng 6.546 ha, chiếm tỷ lệ 57,47% tổng diện tích mặt nước hiện có. Cơ cấu giống, loài đưa vào nuôi thả tập trung là các loài cá mè, trôi, trắm cỏ, chép, rô phi thường, rô phi đơn tính, ba ba, tôm càng xanh. Sản lượng thủy sản khai thác hàng năm chỉ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và xuất bán một phần nhỏ ra thị trường ngoài tỉnh.
Theo Chi cục Thủy lợi và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT), hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chưa có sự đầu tư nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi thả thủy sản hiệu quả phần diện tích mặt nước hồ chứa lớn. Người trực tiếp nuôi trồng chủ yếu tận dụng kinh nghiệm, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp như rau xanh, cám gạo, bột bắp, mì, đậu xanh làm thức ăn chính phục vụ việc nuôi trồng. Đặc biệt, cơ sở vật chất phục vụ công tác sản xuất giống thủy sản còn thiếu, nên cơ cấu giống loài thủy sản đưa vào nuôi trồng thiếu đa dạng. Nhu cầu tiêu thụ cá giống trên địa bàn tỉnh bình quân mỗi năm 4-5 triệu con, trong khi thị trường ươm cá giống tại chỗ cung cấp khoảng 2 triệu con, số còn lại phải nhập từ nơi khác. Cơ sở ươm nuôi cá giống trên địa bàn tỉnh hiện nay chỉ có trại sản xuất cá bột ở huyện Phú Thiện. Hầu hết cơ sở ươm cá giống hiện nay trên địa bàn tỉnh đều do hộ cá thể tận dụng ao hồ để thực hiện bằng hình thức mua cá bột về phát triển thành cá giống. Theo các nhà chuyên môn, hình thức chuyển giao cá giống hiện nay ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá, dẫn đến năng suất cá thương phẩm bình quân chỉ đạt khoảng 4 tấn/ha/vụ, quá thấp so với tiềm năng.
Theo Báo Gia Lai
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và điều kiện ...
Trợ cấp thai sản đối với người tham gia BHXH tự ...
Hướng dẫn tham gia ý kiến góp ý dự thảo Nghị ...