Khởi động vụ Đông Xuân 2011-2012: Chú trọng cơ cấu giống và nguồn nước tưới
19/12/2011 09:55 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên thì diễn biến thủy văn vụ sản xuất Đông Xuân 2011-2012 phù hợp với quy luật mọi năm. Mức độ khô hạn và cạn kiệt nguồn nước có khả năng xảy ra theo hướng cục bộ tại một số địa phương vào thời điểm cuối vụ. Từ đó, các địa phương chủ động xây dựng giải pháp chỉ đạo sản xuất phù hợp, hạn chế tối thiểu thiệt hại.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên thì diễn biến thủy văn vụ sản xuất Đông Xuân 2011-2012 phù hợp với quy luật mọi năm. Mức độ khô hạn và cạn kiệt nguồn nước có khả năng xảy ra theo hướng cục bộ tại một số địa phương vào thời điểm cuối vụ. Từ đó, các địa phương chủ động xây dựng giải pháp chỉ đạo sản xuất phù hợp, hạn chế tối thiểu thiệt hại. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Pah- ông Nê Y Kiên cho biết, địa phương này đang triển khai lịch gieo trồng sớm so với cùng kỳ năm 2010 từ 10 đến 15 ngày, hướng dẫn nông dân chọn giống ngắn-trung ngày đưa vào gieo trồng như giống lúa: TH205, DDV108, TH 85, Q5, HT1, Hương Cốm, Nhị Ưu, Bắc Ưu 903, giống bắp lai Bioseed 9698, C919, CP 888, V98-2. Vận động nhân dân ra quân nạo vét khơi thông dòng chảy toàn bộ hệ thống kênh mương. Rà soát những cánh đồng thường xuyên bị hạn để định hướng nhân dân chuyển sang trồng các loại như bắp, đậu và rau màu.
Bên cạnh đó, huyện tiến hành cấp phát giống từ nguồn hỗ trợ của tỉnh, tạo điều kiện cho nông dân chủ động gieo trồng. Đến nay, toàn huyện đã gieo trồng hơn 500 ha cây trồng các loại, đạt 30% kế hoạch gieo trồng vụ Đông Xuân. Đặc biệt, để giúp nông dân có diện tích cây trồng bị thiệt hại do lũ quét, cát đất bồi lấp do mưa lũ năm 2011 để lại, cơ quan chuyên môn của huyện đề nghị UBND huyện xuất ngân sách hỗ trợ thêm giống; nạo vét, duy tu hệ thống kênh mương, tạo điều kiện cho nông dân kịp gieo trồng. Không chỉ huyện Chư Pah, hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh đã khởi động gieo trồng vụ Đông Xuân sớm hơn mọi năm; sử dụng cơ cấu giống lúa, bắp lai có chu kỳ 95-125 ngày theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT. Cơ quan chuyên môn cũng cảnh báo nông dân các địa phương duy trì thói quen gieo sạ lúa dày sẽ tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh hại lúa, chi phí đầu tư cao, song hiệu quả kinh tế lại thấp. Để ngăn ngừa hệ quả này, các địa phương công bố rộng rãi đến nông dân định mức giống lúa thuần gieo sạ từ 120 kg đến 130 kg/ha; đối với giống lúa lai chỉ sử dụng mức 50 kg/ha. Về vấn đề thiếu nước tưới cuối vụ, lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi tỉnh khẳng định, bên cạnh công tác tích nước các hồ chứa đủ dung tích thiết kế, xây dựng lịch mở nước, điều tiết nước hợp lý, đơn vị đã thống nhất với các địa phương và hộ sử dụng giải pháp sử dụng nước tiết kiệm. Đối với diện tích cây cà phê, hồ tiêu, chè trong vùng tưới, các công trình thủy lợi sẽ áp dụng phương thức tưới bơm thay tưới tràn. Theo tính toán của các nhà quản lý, phương thức tưới tràn tiêu tốn từ 3.600 m3 đến 4.000 m3/ha/năm trong khi sử dụng giải pháp tưới bơm lượng nước tiêu tốn khoảng 2.400 m3/ha/năm đối với cây cà phê và trên dưới 2.200 m3/ha/năm đối với cây hồ tiêu, chè. Hơn nữa, việc áp dụng cách tưới bơm hạn chế thực trạng phù sa của đất bị nước rửa trôi, mầm mống sâu bệnh hại theo nước phát tán.
Theo Báo Gia Lai
Chuyên mục Dân hỏi - Cơ quan nhà nước trả lời
Tác phẩm đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B cuộc ...
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024