TP. Pleiku với phong trào xây dựng đời sống văn hóa
19/12/2011 08:01 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Năm 2011, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trên địa bàn TP. Pleiku (Gia Lai) gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ. Gần 190 khu dân cư được UBND thành phố trao bằng công nhận văn hóa từ năm thứ nhất đến năm thứ 7; nhiều tập thể lẫn cá nhân được UBND thành phố tặng giấy khen...
Năm 2011, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trên địa bàn TP. Pleiku (Gia Lai) gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ. Gần 190 khu dân cư được UBND thành phố trao bằng công nhận văn hóa từ năm thứ nhất đến năm thứ 7; nhiều tập thể lẫn cá nhân được UBND thành phố tặng giấy khen... “Có thực mới vực được đạo, đời sống có ổn định thì các phong trào mới phát triển”- nhiều Tổ trưởng tổ dân phố khi được hỏi về “bí quyết” thành công trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa của tổ mình- khẳng định như vậy. Giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo luôn là mục tiêu hàng đầu.
Phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ phát triển kinh tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, theo đó thu nhập bình quân đầu người của thành phố đã tăng lên đáng kể với trên 32 triệu đồng/người/năm, trên 95% hộ gia đình có phương tiện đi lại và 100% hộ có phương tiện nghe nhìn. Từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo”, 74 hộ nghèo trên địa bàn thành phố được hỗ trợ số tiền 432 triệu đồng để sản xuất, xây dựng nhà ở, từng bước ổn định đời sống… Phong trào khuyến học ở cơ sở và xã hội hóa công tác giáo dục cũng đã lan tỏa đến từng xã, phường, tổ dân phố và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình. Hầu hết các trường học đã được kiên cố hóa, tầng hóa, tỷ lệ huy động trẻ em ra lớp 1 hàng năm đạt 100%. Đặc biệt, Ban Vận động cuộc vận động đã gắn cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và đề án “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị” mang lại những kết quả đáng mừng. Đến nay, thành phố có 42.352/48.583 hộ được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” tăng 1.965 hộ so với năm 2010 (đạt tỷ lệ 87,18%); 187/247 thôn, làng, tổ dân phố được đề nghị công nhận danh hiệu “thôn, làng, tổ dân phố văn hóa”, đạt tỷ lệ 75,7%.
Theo Báo Gia Lai
Chuyên mục Dân hỏi - Cơ quan nhà nước trả lời
Tác phẩm đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B cuộc ...
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024