Ủy ban Nhân dân tỉnh: Triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây hồ tiêu

11/11/2011 07:38 AM


Ngày 8-11, Ủy ban Nhân dân tỉnh có Công điện số 3582/UBND-NL chỉ đạo về việc triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây hồ tiêu. Thời gian qua, trên địa bàn các huyện: Chư Sê, Chư Pưh, Đức Cơ đã xảy ra hiện tượng cây hồ tiêu bị chết nhanh làm giảm năng suất, chất lượng và gây thiệt hại về kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu do mùa mưa kéo dài, độ ẩm tăng cao, nhiều vườn tiêu không có hệ thống thoát nước, bị úng cục bộ làm rễ thối là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển và gây hại.

 
Ngày 8-11, Ủy ban Nhân dân tỉnh có Công điện số 3582/UBND-NL chỉ đạo về việc triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây hồ tiêu. Thời gian qua, trên địa bàn các huyện: Chư Sê, Chư Pưh, Đức Cơ đã xảy ra hiện tượng cây hồ tiêu bị chết nhanh làm giảm năng suất, chất lượng và gây thiệt hại về kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu do mùa mưa kéo dài, độ ẩm tăng cao, nhiều vườn tiêu không có hệ thống thoát nước, bị úng cục bộ làm rễ thối là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển và gây hại.


Để chủ động phòng trừ có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra trên cây hồ tiêu, UBND tỉnh yêu cầu: Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ cho nông dân để áp dụng. Tổ chức theo dõi, nắm bắt chặt chẽ bệnh hại, phát hiện và triển khai các biện pháp phòng trừ kịp thời khi bệnh mới phát sinh, không để bệnh lây lan trên diện rộng. 

Huy động cán bộ ngành Bảo vệ Thực vật của tỉnh xuống địa bàn phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn nông dân triển khai ngay công tác bảo vệ vườn cây để giảm bớt thiệt hại cho nông dân. Về lâu dài, ngay từ đầu vụ sản xuất cần tổ chức tập huấn đồng bộ các biện pháp phòng trừ dịch bệnh trên cây hồ tiêu để nông dân áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc, hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra.
 

Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các Trạm Bảo vệ Thực vật trên địa bàn và chính quyền địa phương tiếp tục theo dõi nắm bắt diễn biến tình hình hồ tiêu bị bệnh chết nhanh ở từng thôn, làng và triển khai các biện pháp phòng trừ. Chủ động xuất ngân sách địa phương để tập huấn cho nông dân các biện pháp phòng trừ bệnh, khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại theo đúng quy định của Nhà nước.
 

Theo Báo Gia Lai