Gia Lai: Đầu tư tín dụng phát triển kinh tế vùng biên

31/10/2011 05:17 AM


Vùng biên giới Đức Cơ, tiềm năng và cơ hội đã và đang mở ra hướng đi mới cho sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Sự phát triển nhanh chóng của huyện thể hiện rõ nét qua kênh vốn tín dụng của Phòng Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) Đức Cơ, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.

 
Vùng biên giới Đức Cơ, tiềm năng và cơ hội đã và đang mở ra hướng đi mới cho sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Sự phát triển nhanh chóng của huyện thể hiện rõ nét qua kênh vốn tín dụng của Phòng Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) Đức Cơ, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.

Động lực mạnh mẽ nhất là chủ trương cho vay đến từng hộ gia đình. Bắt đầu từ năm 1996, Agribank Đức Cơ được thành lập. Lúc đó, dư nợ tín dụng chỉ vỏn vẹn 3 tỷ đồng, vốn huy động chưa đầy 1 tỷ đồng, quy mô đầu tư còn nhỏ lẻ, đối tượng hạn chế, suất đầu tư nhỏ. Nhưng cho đến nay sau 15 năm phát triển, đồng vốn tín dụng đã phủ đến 10 xã và thị trấn trên địa bàn huyện. Lúc mới thành lập, Chi nhánh chỉ có vài trăm khách hàng đơn thuần là hộ nông dân vay vốn nhỏ lẻ. Đến nay, Chi nhánh đã có trên 5.000 khách hàng quan hệ tiền gửi tiết kiệm, thanh toán, 6.000 khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ hiện đại, 29 doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, Công ty TNHH mở tài khoản thanh toán và quan hệ vay vốn và gần 4.500 hộ gia đình dư nợ.

 
Ảnh minh họa
 
Trải rộng khắp các thôn làng nên nông dân được tiếp cận vốn phát triển kinh tế nhiều hơn, tạo công ăn việc làm ổn định đời sống, làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn huyện miền núi biên giới.


Quy mô và tốc độ phát triển kinh tế của huyện tăng lên, đời sống nhân dân cũng được cải thiện, mối quan hệ giữa Agribank và nông dân ngày càng được mở rộng và bền vững, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Kinh tế ổn định, cơ cấu chuyển dịch hợp lý theo hướng phát triển nông- lâm nghiệp toàn diện, gắn với công nghiệp chế biến và phát triển ngành nghề dịch vụ.

Ông Trương Đức Tuấn- Giám đốc Agribank Đức Cơ cho biết: Đang trong giai đoạn đầu tư phát triển nên Đức Cơ có nhu cầu tín dụng rất lớn. Đây là một trong những huyện dân cư đông và số lượng doanh nghiệp nhiều, là địa bàn giàu tiềm năng cho sự mở rộng và lớn mạnh của ngân hàng. Xét thấy nhu cầu phát triển mạng lưới, Agribank Đức Cơ mở rộng đã thêm Phòng Giao dịch Chư Ty. Đây sẽ là cơ hội kinh doanh, tăng cường sự hợp tác bền vững giữa Agribank với người dân và các tổ chức kinh tế trên địa bàn.

Tín dụng ngân hàng góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất. Hàng ngàn hộ nông dân có vốn sản xuất, vươn lên làm giàu, qua đó giải quyết một lượng lớn lao động có công ăn, việc làm ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Nông dân ở nhiều xã như: Ia Dom, Ia Krêl với các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao. Hay Công ty 72 cũng được ngân hàng đầu tư tín dụng giúp công nhân làm cao su có kinh tế ổn định, vươn lên làm giàu. Những năm qua, tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng rất lớn, quy mô tín dụng của Agribank Đức Cơ tăng trưởng đều đặn qua từng năm, đến nay đạt dư nợ 350 tỷ đồng.

Theo Báo Gia Lai