Đổi thay ở một xã vùng III

08/08/2011 07:33 AM


Uar là xã vùng III của huyện Krông Pa, Gia Lai, hiện có 829 hộ với 4.192 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 65%, được phân tán đều trên 6 thôn, buôn. Địa hình chủ yếu là đồi núi, diện tích đất rừng chiếm tới 2/3 diện tích đất tự nhiên. Cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 52,4% tổng số dân của toàn xã.

Uar là xã vùng III của huyện Krông Pa, Gia Lai, hiện có 829 hộ với 4.192 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 65%, được phân tán đều trên 6 thôn, buôn. Địa hình chủ yếu là đồi núi, diện tích đất rừng chiếm tới 2/3 diện tích đất tự nhiên. Cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 52,4% tổng số dân của toàn xã. Với điều kiện như vậy, trong những năm gần đây cùng với sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, Đảng bộ, chính quyền xã, địa phương đã có nhiều chuyển biến và đang từng bước vươn lên.

 
Cán bộ Trạm khuyến nông huyện đang hướng dẫn bà con kỹ thuật thâm canh cây lúa nước. Ảnh: N.V.C
Cán bộ Trạm khuyến nông huyện đang hướng dẫn bà con kỹ thuật thâm canh cây lúa nước. Ảnh: N.V.C
Do đặc thù là một Đảng bộ xã vùng III nên quá trình nghiên cứu học tập các nghị quyết, cấp ủy thường dành nhiều thời gian nghiên cứu trước để rút ra các vấn đề cốt lõi; những vấn đề sát với thực tế tại địa phương để phổ biến, truyền đạt làm sao cho cán bộ, đảng viên, quần chúng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng. Đảng bộ xác định: Học tập, nghiên cứu các nghị quyết của Đảng là nhiệm vụ của từng đảng viên và xem đây là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng và tổ chức cơ sở đảng. Từ việc quán triệt các chủ trương, nghị quyết của cấp trên, Đảng bộ xã Uar đã từng bước cụ thể hóa thành chương trình hành động của địa phương, xác định nhiệm vụ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để xóa đói, giảm nghèo; chống mù chữ là nhiệm vụ chính để làm chuyển biến các phong trào khác. Các chương trình đều được dựa trên trí tuệ tập thể của Đảng bộ, có sự tham gia bàn bạc đóng góp ý kiến của nhân dân. Khi thực hiện, các đảng viên đều gương mẫu làm trước để nhân dân học tập làm theo.
 
Từ sự đoàn kết, nhất trí cao trong toàn Đảng bộ, đặc biệt là sau Đại hội Đảng bộ xã khóa III (nhiệm kỳ 2005-2010), tình hình kinh tế-xã hội ở xã Uar đã có chuyển biến tích cực. Với hơn 127 ha lúa nước 2 vụ, xã đã chủ động phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây lúa nước cho bà con đồng bào nơi đây, cũng như thường xuyên tổ chức các mô hình trình diễn. Đặc biệt là nhờ tích cực vận động nhân dân gieo trồng  đúng lịch nên năm 2011, xã Uar đã trồng được 127 ha lúa nước đạt 100% kế hoạch, 220 ha mè, đạt 110% kế hoạch. Ngoài cây lúa, cây mè, bà con nhân dân xã Uar còn trồng được hơn 600 ha mì, đạt 115,4% kế hoạch, dưa lấy hạt 580 ha, đạt 105% kế hoạch...

 
 Chuẩn bị đất gieo trồng. Ảnh: N.V.C
Chuẩn bị đất gieo trồng. Ảnh: N.V.C
Một thế mạnh nữa cũng đang được Đảng bộ, chính quyền xã Uar quan tâm đó là tập trung chăn nuôi đại gia súc. Đến nay, toàn xã có 2.500 con bò, trong đó bò lai lên đến 900 con, dê 850 con, 1.080 con heo và 10.000 con gia cầm các loại, tăng 15% so với năm 2010. Đàn gia súc, gia cầm tăng so với 2010 là do bà con nhân dân trong xã đã ý thức được việc chăn nuôi có chuồng trại, chăn dắt và biết phòng-chống dịch trong mùa mưa, không để dịch bệnh xảy ra. Kinh tế ổn định, các công trình cơ sở hạ tầng điện-đường-trường-trạm cũng từng bước được xây dựng khang trang. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính  quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương.

Theo Báo Gia Lai