Làm giàu từ sản xuất nông nghiệp ở Ia Grai

14/01/2011 07:30 AM


Phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng tâm tư nguyện vọng của nông dân.

Ảnh: K.N.B
Ảnh: K.N.B
Phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng tâm tư nguyện vọng của nông dân.


Ia Grai là một huyện biên giới của tỉnh Gia Lai có tổng diện tích tự nhiên 112.237 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 35%, hàng năm huyện có tổng diện tích gieo trồng từ 12.000 đến 14.000 ha các loại. Nếu tính bình quân thì một hộ sản xuất nông nghiệp của huyện canh tác trên 2,4 ha (huyện có 21.309 hộ gia đình, trong đó có 15.927 hộ sản xuất nông nghiệp).
 
 
Hội Nông dân huyện và các tổ chức cơ sở hội đã mạnh dạn liên kết tạo điều kiện hỗ trợ cho bà con đầu tư sản xuất như: Mua phân bón trả chậm, hướng dẫn ủ phân vi sinh bằng vỏ trấu cà phê chế phẩm sinh học, tổ chức các mô hình trồng tre lấy măng, mô hình lúa năng suất cao. Đóng góp trên 1.830 ngày công nạo vét kênh mương khơi thông dòng chảy, đảm bảo đủ nguồn nước tưới cho các loại cây trồng mùa khô. Phối hợp với các cơ quan chức năng mở 18 lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp và dạy nghề sửa chữa máy nông nghiệp cho hội viên.
 
Trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội, nông dân Ia Grai đã vận dụng tiềm năng và thế mạnh của địa phương để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm thay đổi nhận thức của bà con nông dân, nhất là người dân tộc thiểu số. Bà con học hỏi, giúp đỡ nhau để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, điển hình như hộ ông Đỗ Văn Cảm ở xã Ia Yok, ngoài 2 ha cà phê ông còn đào 2.000 m2 ao thả cá, mỗi năm thu nhập trên 70 triệu đồng; hay như ông Phạm Văn Chinh ở thôn Tân Lập, xã Ia Sao từ 2 ha cà phê năm 2003 đến nay gia đình ông đã có 6 ha cà phê kinh doanh, nhờ áp dụng đúng kỹ thuật nên cà phê cho thu hoạch trên 130 tấn quả tươi/năm, ông còn mở thêm đại lý buôn bán phân bón thuốc trừ sâu, mỗi năm thu nhập xấp xỉ 1 tỷ đồng. Đặc biệt, có hộ ông Siu Huynh ở làng Breng II, xã Ia Dêr cải tạo đất đồi cằn cỗi trồng sầu riêng cho hiệu quả gấp 3 lần trồng các loại cây trồng khác và hộ ông Rah Lan Huyên làng Sát Tâu, xã Ia Pếch trồng cà phê, điều, lúa nước, nuôi cá, bò cho thu nhập mỗi năm 200 triệu đồng.
 
Khi nông dân nhận thức được hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đã mạnh dạn thực hiện và nhiều hộ giàu lên nhanh chóng nhờ sản xuất nông nghiệp.

Theo Báo Gia Lai