Gia Lai: Đưa văn hóa cồng chiêng vào trường học

26/11/2010 07:33 AM


Những năm qua, bên cạnh việc nâng cao chất lượng dạy và học, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Mang Yang còn chú trọng vào việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần học sinh, nhất là duy trì và phát huy văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Những năm qua, bên cạnh việc nâng cao chất lượng dạy và học, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Mang Yang còn chú trọng vào việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần học sinh, nhất là duy trì và phát huy văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
 
 
Tình cờ chúng tôi được tham dự một buổi tập luyện cồng chiêng của thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Mang Yang. Không để ý đến sự có mặt của chúng tôi, cả thầy và trò đều say sưa theo nhịp cồng chiêng.
 
 
Đội cồng chiêng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Mang Yang. Ảnh: H.Đ.T
Đội cồng chiêng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Mang Yang. Ảnh: H.Đ.T
Hiện nay ở trường có 5 đội cồng chiêng, 5 đội múa xoang (với 30 thành viên) thuộc 4 khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 vứ đều đặn mỗi tuần 2 lần các khối lớp của trường tập trung luyện tập. Thầy Tạ Văn Định-người trực tiếp hướng dẫn các em luyện tập, hồ hởi: “Để duy trì và phát huy văn hóa cồng chiêng, đặc biệt là đưa văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vào trường học, nhà trường đã mời các nghệ nhân về dạy cho các em học sinh và thầy-cô giáo. Bây giờ các em đều đánh được cồng chiêng và biết múa xoang.
 
 
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Mang Yang hiện có 150 học sinh, gồm các dân tộc Bahnar, Jrai và Tày, Mường. Với nhiều phương pháp giảng dạy phong phú và sinh động nên chất lượng đào tạo của nhà trường từng bước được nâng lên, riêng trong năm học 2009-2010 có 100% học sinh đạt hạnh kiểm khá trở lên, 81% học sinh có học lực trung bình trở lên, đặc biệt nhiều năm liền nhà trường đã duy trì được 100% sĩ số học sinh. Nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa như luyện tập cồng chiêng, các trò chơi dân gian… tạo sự phấn chấn cho học sinh trong việc học tập và rèn luyện. Em Phới- học sinh lớp 9 cho biết: Khi được vào học tập ở đây em rất vui, vì ngoài việc học, chúng em còn được tập luyện cồng chiêng và múa xoang, em mong muốn hoạt động này duy trì thường xuyên.
 
 
Thầy Lê Hữu Phong- Hiệu trưởng nhà trường tâm sự: Chúng tôi thấy cồng chiêng rất quan trọng đối với đồng bào dân tộc Tây Nguyên, do đó việc đưa cồng chiêng vào nhà trường không chỉ giúp các em học, biết mà còn duy trì bản sắc văn hóa dân tộc mình.     

Theo Báo Gia Lai