Cải cách hành chính ở Gia Lai: Những ghi nhận bước đầu

27/09/2010 02:41 PM


Trong 10 năm (2001-2010), công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đã tập trung hệ thống hóa và minh bạch hóa thủ tục, giấy tờ giải quyết công việc cho tổ chức và công dân, thống kê các đầu việc, thủ tục và thống nhất các biểu mẫu hành chính tại các cơ quan, đơn vị nhằm công khai hóa thủ tục, loại bỏ những khâu không cần thiết, rút ngắn thời gian giải quyết.

 Bộ phận một cửa tại thị trấn Chư Prông (huyện Chư Prông Ảnh: T.N
Bộ phận một cửa tại thị trấn Chư Prông (huyện Chư Prông Ảnh: T.N
Trong 10 năm (2001-2010), công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đã tập trung hệ thống hóa và minh bạch hóa thủ tục, giấy tờ giải quyết công việc cho tổ chức và công dân, thống kê các đầu việc, thủ tục và thống nhất các biểu mẫu hành chính tại các cơ quan, đơn vị nhằm công khai hóa thủ tục, loại bỏ những khâu không cần thiết, rút ngắn thời gian giải quyết.
 
Kết quả ban đầu cho thấy người dân đồng tình với việc rút ngắn thời gian cấp mới chứng minh nhân dân còn 5 ngày và cấp lại 15 ngày, chuyển việc cấp mới cho Công an cấp huyện, cấp mới đăng ký ô tô và mô tô được giải quyết trong ngày, rút ngắn thời gian giải quyết đăng ký khai sinh còn 1 ngày, kết hôn có yếu tố nước ngoài còn 15 ngày, xác minh lý lịch tư pháp còn 3 ngày… Một số ngành bước đầu đã công khai TTHC trên trang thông tin điện tử của tỉnh như: Nội vụ, Công thương, Xuất nhập cảnh, Tư pháp, Giáo dục- Đào tạo, Khoa học- Công nghệ, Y tế,...
 
 
 
Riêng giai đoạn 2006-2010, công tác cải cách TTHC chuyển biến mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả, gắn với thực hiện Đề án 30 của Chính phủ. Đến nay, Gia Lai đã hoàn thành thống kê và công bố 1.716 TTHC (trong đó sở ngành 1.243 thủ tục; cấp huyện 298 thủ tục; cấp xã 175 thủ tục). Có 932 mẫu đơn, mẫu tờ khai được hệ thống hóa ở cấp tỉnh đến cấp xã. Qua rà soát, tỉnh xây dựng phương án và kiến nghị đơn giản hóa 1.164 TTHC trên tổng số 1.716 thủ tục (đạt 67,8% và vượt 37,8% so với chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao). Sau khi kiểm tra, Chính phủ thống nhất phương án đơn giản hóa 913 TTHC trong tổng số 1.110 thủ tục (đạt 53,2% và vượt 23,2% so với yêu cầu). Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, 69,6% ý kiến cho rằng các cơ quan nhà nước đã nỗ lực cắt giảm thủ tục, 68,2% ý kiến trả lời đã công khai rõ ràng TTHC,  hơn 47% ý kiến đề nghị tiếp tục cắt giảm TTHC. Trên 73% ý kiến cho rằng cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp xã đã công khai rõ ràng TTHC...

Việc thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” đã cơ bản thay đổi quan hệ tiếp xúc giải quyết công việc giữa công dân, doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Đến năm 2005 đã triển khai đồng loạt cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành cấp tỉnh, huyện, xã. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có quy chế làm việc, bố trí công chức thường xuyên, công khai quy trình, thủ tục, phí, lệ phí tại nơi tiếp nhận hồ sơ, tổ chức tuyên truyền cho công dân, tổ chức biết về cơ chế “một cửa” tại cơ quan, địa phương.
 
Sang giai đoạn 2006-2010, tỉnh tập trung hoàn thiện cơ chế “một cửa” và thí điểm thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”, chuẩn bị điều kiện xây dựng mô hình một cửa hiện đại. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của nhiều cơ quan, đơn vị được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện làm việc tốt hơn. Hiện có 25/25 sở ngành  thuộc UBND tỉnh (100%), 17/17 đơn vị cấp huyện (100%), 194/222 xã, phường, thị trấn (87%) thực hiện cơ chế “một cửa”; còn lại 28/222 xã- chủ yếu là xã vùng III do nhu cầu giải quyết TTHC của người dân ít nên chưa thực hiện một cửa. Riêng cơ chế “một cửa” liên thông đang thí điểm tại một số cơ quan, đơn vị như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Lao động- Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh và 15 đơn vị hành chính cấp xã tại huyện Chư Pah, Kbang, Đức Cơ, Đak Đoa, thị xã Ayun Pa. Ngoài ra, các ngành, các cấp duy trì chế độ làm việc vào thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, doanh nghiệp và công dân theo quy định.

Kết quả điều tra xã hội học cho thấy có 82,7% ý kiến đồng ý chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính đã thay đổi, 46,5% ý kiến ghi nhận thái độ phục vụ thân thiện, 47,5% ý kiến cho rằng đã tiết kiệm thời gian và 34% ý kiến trả lời công dân được phát huy quyền làm chủ, trong đó cấp xã được đánh giá cao nhất với 74,6% ý kiến ghi nhận thái độ phục vụ tận tình, có 87,9% ý kiến hài lòng với công chức tại bộ phận “một cửa”, trong đó rất hài lòng là 31,9%. 85,7% ý kiến đánh giá nơi nhận hồ sơ thuận tiện, 93% ý kiến ủng hộ cách tổ chức tiếp nhận hồ sơ đúng với thủ tục niêm yết, có 65,1% ý kiến ủng hộ quy định thời gian giải quyết công việc, 60% ý kiến cho rằng trả hồ sơ đúng hẹn và 87,7% hài lòng với kết quả giải quyết công việc, trong đó rất hài lòng là trên 30%...
 

Theo Báo Gia Lai