Cần có sự hỗ trợ nhiều phía để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
05/06/2014 07:31 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc về vốn cũng như thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cần có sự tham gia tích cực của các bên liên quan như cấp ủy, chính quyền địa phương, ngân hàng nhà nước, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp...
Chương trình kết nối Ngân hàng-Doanh nghiệp dưới hình thức “Ký kết hỗ trợ vốn vay tháo gỡ khó khăn cho doanh nhiệp” là sự gắn kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và ngân hàng thương mại. Đồng thời thông qua chương trình này giúp ngân hàng đưa vốn vào nền kinh tế và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17%/năm 2014. Bên cạnh đó, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các ngân hàng thương mại đối với cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện tinh thần chia sẻ khó khăn với bạn hàng doanh nghiệp. Dưới góc độ quản lý ngành, ông Nguyễn Văn Cư-Giám đốc Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh Gia Lai thẳng thắn nhìn nhận, kết nối ngân hàng-doanh nghiệp là một chương trình thể hiện sự tập trung trong chỉ đạo, triển khai các giải pháp thiết thực nhằm cải thiện, thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp-ngân hàng. Tuy nhiên, giải quyết khó khăn về vốn không là chưa đủ mà cần có sự hỗ trợ đồng bộ về các lĩnh vực liên quan, cần có sự tham gia tích cực từ phía chính quyền địa phương, sở ngành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn thách thức này. Theo đề án chương trình, thông qua hình thức đối thoại trực tiếp giữa ngân hàng-doanh nghiệp để trao đổi nắm bắt thông tin, nhu cầu cũng như phản hồi, giải đáp các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp. Tùy vào nhu cầu cụ thể từng địa phương, chương trình có thể mở rộng thêm các đối tượng khác như hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình, tiểu thương...; gắn kết chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp với chương trình bình ổn giá của địa phương thông qua hình thức ngân hàng cam kết dành gói hỗ trợ vốn với lãi suất phù hợp cho các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá...
Để chương trình mang lại hiệu quả tối ưu, vai trò của các bên tham gia được phân định rõ ràng và có sự liên kết, hỗ trợ chặt chẽ. Về phía các ngân hàng thương mại chủ động tìm kiếm khách hàng, đối với doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả thì chính quyền địa phương và ngân hàng sẽ tạo mọi điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp đang tạm thời gặp khó khăn, bên cạnh việc tháo gỡ khó khăn của ngân hàng về nguồn vốn, lãi suất, tái cơ cấu vốn vay cho doanh nghiệp, chính quyền địa phương cần có các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ tích cực, tạo điều kiện để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn và tiếp tục phát triển (như bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ tìm kiếm thị trường đầu ra, xây dựng và thực hiện mô hình liên kết chuỗi giá trị...). Cấp ủy, chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng vào thành công, hiệu quả chương trình, chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện xây dựng các chương trình phát triển kinh tế-xã hội địa phương gắn với chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp để thực hiện đồng bộ. Hỗ trợ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng, các chi nhánh tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn thuận lợi trong việc mở rộng và tăng trưởng tín dụng, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động ngân hàng như xử lý tài sản đảm bảo, xác nhận, công chứng..., tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuận lợi trong quan hệ tín dụng với ngân hàng.
Theo Báo Gia Lai
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024
Chi trả lương hưu qua tài khoản từ 1.9 cụ thể ra ...
BHXH Krông Pa linh hoạt trong tuyên truyền, phát ...