Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới: Những tín hiệu lạc quan
30/12/2013 07:27 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Gia Lai đã có 5 xã cơ bản hoàn thành 19/19 bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Bộ mặt nông thôn của các xã đã có nhiều đổi thay, chuyển biến tích cực, đời sống người dân được nâng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư khá khang trang...
Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Gia Lai đã có 5 xã cơ bản hoàn thành 19/19 bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Bộ mặt nông thôn của các xã đã có nhiều đổi thay, chuyển biến tích cực, đời sống người dân được nâng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư khá khang trang... Nông thôn đã mới Theo kế hoạch đến cuối năm 2013, Gia Lai có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Tân An (huyện Đak Pơ), Đak Hlơ (huyện Kbang), Diên Phú, An Phú, Biển Hồ, Trà Đa (TP. Pleiku). Song đến thời điểm này, 5 xã báo cáo hoàn thành 19/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới và chờ thẩm định lại để công nhận là xã Đak Hlơ (huyện Kbang), xã Tân An (huyện Đak Pơ), Diên Phú, An Phú, Biển Hồ (TP. Pleiku).
Trước đây, Đak Hlơ là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Kbang, đời sống của người dân khó khăn thiếu thốn, sản xuất nông nghiệp lạc hậu, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 34% và hộ cận nghèo hơn 21% (năm 2010). Song sau 3 năm bắt tay xây dựng nông thôn mới, Đak Hlơ có sự đổi thay rõ rệt. Hệ thống đường giao thông liên xã được bê tông 100%, giao thông nông thôn và nội đồng đạt khoảng 70% so với bộ tiêu chí; hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân; 99% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ nghèo còn 7,8%; toàn xã có hơn 70% nhà dân được xây dựng kiên cố, khang trang; thu ngập bình quân đầu người đạt 23 triệu đồng/năm; hệ thống tổ chức chính trị-xã hội vững mạnh, an ninh trật tự xã hội được giữ vững…
Trong quá trình triển khai, phong trào hiến đất để xây dựng các công trình được người dân hưởng ứng tích cực. Toàn xã có 26 hộ hiến 9.442 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn, bà con tham gia đóng góp 1,258 tỷ đồng tiền mặt để xây dựng các công trình dân sinh. Ông Nguyễn Duy Thuận (thôn 5) cho biết: “Mặc dù gia đình chỉ có khoảng 1 ha đất nhưng Nhà nước cần đất để mở đường làm nên gia đình tôi hiểu và tự nguyện hiến 1.200 m2 đất”. Trong đó 3 xã nông thôn mới của TP. Pleiku, Biển Hồ về đích sớm nhất. Dẫn chúng tôi đi dạo một vòng quanh xã để giới thiệu về những đổi thay, ông Lê Doãn Chiến-Chủ tịch UBND xã cho biết: Hệ thống đường giao thông nông thôn từ xã đến các thôn, làng được nâng cấp mở rộng. Xã đã huy động hơn 108,3 tỷ đồng (nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hơn 7,8 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn hơn 17,7 tỷ đồng, vốn tín dụng 35,3 tỷ đồng và vốn do nhân dân đóng góp hơn 47,4 tỷ đồng), đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 6.128 mét đường giao thông nông thôn, với tổng kinh phí hơn 2,7 tỷ đồng; xây dựng và sửa chữa một số hạng mục công trình của xã và các thôn làng, với tổng kinh phí 3,825 tỷ đồng; xây dựng hệ thống thoát nước và phòng cháy chữa cháy chợ Biển Hồ với tổng kinh phí 320 triệu đồng (Nhà nước hỗ trợ 300 triệu đồng, nhân dân đóng góp 20 triệu đồng); sửa chữa trường học và mua sắm trang-thiết bị dạy và học 444 triệu đồng; xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng tại một số thôn, làng; tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi giúp người dân phát triển kinh tế... Cho những mục tiêu tiếp theo Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã có được những kết quả bước đầu, đó là 5/185 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Chương trình đã giúp bộ mặt nông thôn khởi sắc. Giao thông nông thôn, giao thông nội đồng được kiên cố hóa và mở rộng giúp người dân sản xuất thuận lợi. Đời sống người dân được nâng cao, giao thương thuận lợi, nhiều mô hình phát triển kinh tế phát huy hiệu quả. Cơ sở vật chất từ y tế, giáo dục đến nơi sinh hoạt cộng đồng, văn hóa-thể thao được xây dựng khang trang. Đời sống văn hóa của bộ phận dân cư nông thôn cũng được nâng lên đáng kể... Đây là tiền đề cho các xã còn lại phấn đấu trở thành nông thôn mới trong tương lai.
Kbang là một trong những huyện điểm xây dựng nông thôn mới của cả nước. Khi xã Đak Hlơ hoàn thành nông thôn mới, nó sẽ là tiền đề để huyện nhân rộng, phấn đấu hoàn thành huyện nông thôn mới vào năm 2015. Ông Trần Vĩnh Hương-Chủ tịch UBND huyện Kbang cho biết: Để xây dựng nông thôn mới thành công, các địa phương cần tuyên truyền cho nhân dân hiểu họ là chủ thể chính của chương trình để đóng góp chung tay với Nhà nước thực hiện. Sau khi hoàn thành được 1 xã, chúng tôi thấy điều quan trọng là giúp người dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, quy hoạch phát triển sản xuất cụ thể cho từng khu vực, từng địa phương, nâng cao đời sống người dân thì họ mới có điều kiện tham gia tích cực chương trình này. Mục tiêu phấn đấu của huyện là đến năm 2014 sẽ có thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới, năm 2015 là 5 xã, tiến tới hoàn thành huyện nông thôn mới vào năm 2015.
Theo Báo Gia Lai
Chuyên mục Dân hỏi - Cơ quan nhà nước trả lời
Tác phẩm đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B cuộc ...
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024