Mang niềm tin đến với người khiếm thị
06/02/2013 07:31 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Những ngày cuối năm, chúng tôi cùng cán bộ Hội Người mù tỉnh mang quà Tết đến với người mù. Được động viên, thăm hỏi và tặng quà vào đúng dịp Tết, ai cũng khấp khởi niềm vui.
Những ngày cuối năm, chúng tôi cùng cán bộ Hội Người mù tỉnh mang quà Tết đến với người mù. Được động viên, thăm hỏi và tặng quà vào đúng dịp Tết, ai cũng khấp khởi niềm vui. Địa điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là huyện Ia Grai. Trong số những người mù được người thân và hàng xóm đưa đến nhận quà hôm ấy có anh Ksor Niu bị mù hai mắt (làng Jut 1, xã Ia Dêr), trụ sở xã Ia Dêr để nhận quà. Anh Niu nói: “Những người mù như tôi cả cuộc đời sống trong bóng tối nhưng không vì bị khiếm khuyết của bản thân mà mặc cảm, tủi thân, mà phải sống có ý nghĩa hơn”. Chính những suy nghĩ như vậy, năm lên 12 tuổi, Ksor Niu tìm đến với đàn bầu, ở xóm anh có người chơi đàn bầu rất giỏi nên đã truyền lại cho anh. Từ đó, nhờ tiếng đàn bầu mà đời anh vui hơn. Anh đi giao lưu tại Hội thi tiếng hát dành cho người mù ở Đà Nẵng vào năm 2010 và đạt huy chương vàng. Cũng từ đó, anh ao ước được nhiều lần mang tiếng đàn đến với những người bạn mù. “Còn hôm nay được nhận những món quà Xuân ấm áp này, tôi vui lắm”-Ksor Niu xúc động.
Những người mù được nhận quà đều có cùng hoàn cảnh giống nhau là nghèo khó, có những người cả đời chưa bao giờ bước ra khỏi ngôi nhà của mình, nên giờ được người thân chở về xã nhận quà, ai cũng vui. Ông Vũ Đình Tước (73 tuổi), ở tổ dân phố 6, thị trấn Ia Kha (huyện Ia Grai), cũng vậy. Vui không chỉ được nhận quà mà còn lớn hơn thế là ông gặp được những cán bộ Hội Người mù của tỉnh để gửi gắm, chia sẻ những tâm tư của mình sau bao nhiêu năm mong đợi. Ông Tước, nói: “Tôi rất mong được sinh hoạt Hội, tôi biết chữ nổi, nên hàng tháng được Hội Người mù Trung ương gửi báo biếu tặng cho tôi. Gia Lai giờ đã có Hội người mù, đây là niềm vui lớn nhất của những người mù. Tôi sẽ tiếp tục làm thơ để gửi gắm những nỗi niềm của mình vào thơ, giúp cho những người mù có thêm nghị lực hòa nhập với cuộc sống”. Mỗi người một hoàn cảnh, số phận khác nhau, nhưng ở họ vẫn khát khao có một cuộc sống đầy đủ hơn. Chị Puih Bliêng, xã Ia Tô (huyện Ia Grai), còn nhỏ không bị mù nhưng đến năm 23 tuổi, bắt chồng cuộc sống quá khó khăn, trong một lần bệnh nặng đã làm cho hai mắt của chị dần bị mờ và giờ mù hẳn. Cuộc sống của Bliêng hoàn toàn phụ thuộc vào người thân. Chị tâm sự: “Mình thấy buồn lắm nhưng biết làm sao được, đành phải chấp nhận cuộc sống trong bóng tối thôi. Hôm nay được nhận quà Tết, mình rất vui. Đây là niềm động viên tinh thần lớn lao để mình cố gắng sống vui hơn”. Ông Doãn Xuân Mùi- Trưởng phòng Bảo trợ Xã hội (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết: Là cơ quan thực hiện chính sách xã hội cho những đối tượng xã hội, trong đó có người mù, chúng tôi luôn thực hiện tốt chính sách này để một phần nào đó chia sẻ bớt những khó khăn của họ. Hiện tại, những đối tượng người mù mỗi tháng được Nhà nước trợ cấp 180.000 đồng. Ngoài ra, chúng tôi còn nỗ lực để cùng với Hội Người mù vận động các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm quyên góp để giúp đỡ họ”. Rời huyện Ia Grai, chúng tôi tiếp tục về huyện biên giới Chư Prông. Tại thị trấn Chư Prông, chúng tôi gặp nhiều trường hợp bị mù hai mắt. Ông Bùi Nhạc (57 tuổi, thôn 4, xã Thăng Hưng) trải lòng: “Năm 25 tuổi, tôi từng là lính công binh ở đơn vị C17-Tỉnh đội Gia Lai- Kon Tum (nay là Gia Lai). Trong một lần sơ suất tháo gỡ bom đã để đạn nổ bị mù hai mắt, cụt 4 ngón tay và cụt các ngón của bàn chân trái. Ngày ấy, theo chế độ xuất ngũ tôi được giải quyết một lần rồi về quê. Từ đó, cuộc sống của tôi hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ già. Giờ mẹ tôi đã ngoài 80 tuổi, gần đất xa trời rồi, nên tôi lo lắng cho số phận của mình. Tôi sống độc thân, nên niềm mong ước của tôi là được Nhà nước quan tâm, giải quyết trường hợp của tôi được vào sống ở Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh”. Ông Nguyễn Văn Hùng- Chủ tịch Hội Người mù tỉnh, cho biết: Hội Người mù mới đi vào hoạt động được một năm nhưng bằng sự cố gắng của mình, Hội đã thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ là chăm lo tốt cho 1.912 người mù trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, phần lớn người mù trên địa bàn tỉnh đều có cuộc sống khó khăn, nên rất cần sự chung tay giúp đỡ của các cá nhân, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm trong-ngoài tỉnh để cùng Hội giúp đỡ, xoa dịu những mất mát, thiệt thòi của họ.
Theo Báo Gia Lai
Quản lý, đầu tư Quỹ BHXH an toàn, hiệu quả, đảm ...
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 30 NĂM HÀNH TRÌNH AN ...
Mức đóng BHYT hộ gia đình từ 1.7.2025 thay đổi ...