Tự hào Chư Prông anh hùng
28/05/2012 07:36 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chư Prông-theo nghĩa tiếng Jrai là núi lớn. Còn những người gắn bó lâu năm với mảnh đất này thì khi nói về Chư Prông họ thường cất cao giọng hát-Như núi Chư Prông đứng bên mặt trời. Nơi đây, những địa danh lịch sử đã được ghi vào sử sách, như thung lũng Ia Drăng gắn liền với chiến dịch Plei Me hào hùng được cả thế giới biết đến.
Chư Prông-theo nghĩa tiếng Jrai là núi lớn. Còn những người gắn bó lâu năm với mảnh đất này thì khi nói về Chư Prông họ thường cất cao giọng hát-Như núi Chư Prông đứng bên mặt trời. Nơi đây, những địa danh lịch sử đã được ghi vào sử sách, như thung lũng Ia Drăng gắn liền với chiến dịch Plei Me hào hùng được cả thế giới biết đến. Là huyện đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn Tây Nguyên, Chư Prông hôm nay đang từng ngày phát triển… Gầy dựng Chiến tranh đi qua, quê hương Chư Prông bị tàn phá nặng nề. Đảng bộ và chính quyền huyện đứng trước muôn vàn khó khăn phải giải quyết. Với truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Chư Prông đã vượt lên gian khó, từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, tập trung định canh định cư, ổn định sản xuất, góp phần đánh tan bè lũ Pôn Pốt-Yêng-sa-ri, bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam của tỉnh, giải quyết vấn đề FULRO, ổn định an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Trong những năm đầu xây dựng quê hương mới, Đảng bộ và chính quyền huyện đã đặc biệt chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ, mà đỉnh cao vào năm 1991, huyện đã quy hoạch đội ngũ cán bộ từ phó thôn trở lên và từ đó thường xuyên bổ sung quy hoạch và đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hàng năm. Tiếp đến năm 1997, Đảng bộ xây dựng Nghị quyết 03 về xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, trọng tâm là quy hoạch đất đai để phục vụ cho việc xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, trong đó hoàn tất việc quy hoạch trung tâm xã, thị trấn. Quy hoạch bố trí lại dân cư, đặc biệt đưa phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số sống ven suối về sinh sống ở vị trí gắn kết hệ thống giao thông, điện và các công trình phúc lợi công cộng, địa bàn sản xuất thuận lợi... Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý, đặc biệt là cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Theo đó, huyện xác định trong một thời gian dài trọng tâm của huyện vẫn là tập trung phát triển nông nghiệp, khai thác tiềm năng thế mạnh về đất đai để phát triển cây công nghiệp dài ngày có hiệu quả, như: Cà phê, cao su, hồ tiêu, gắn với cây ngắn ngày và lúa nước, cũng như quy hoạch phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ… Tuy rằng Nghị quyết 03 chưa toàn diện, chưa sâu sắc như nội dung thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới mà Đảng, Nhà nước đang tập trung triển khai nhưng vẫn thấy nó đã đặt nền móng hết sức quan trọng cho quá trình đầu tư và phát triển của huyện sau này. Chư Prông hôm nay Sau hai lần điều chỉnh địa giới hành chính và chia tách (năm 1980 và 1990), huyện Chư Prông ngày nay có diện tích đất tự nhiên gần 170.000 ha, dân số 106.000 người, cư trú ở 179 thôn, làng, tổ dân phố thuộc 20 xã, thị trấn, với 13 dân tộc anh em sinh sống. Năm 2011, tổng diện tích đất gieo trồng của toàn huyện trên 63.000 ha, trong đó diện tích đất trồng cây công nghiệp dài ngày trên 35.000 ha, chưa kể diện tích đất chuyển rừng nghèo sang trồng cao su do UBND tỉnh phê duyệt từ năm 2008 đến nay trên địa bàn các xã biên giới tăng khoảng 15.000 ha.
Điều đáng quan tâm hơn nữa là liên tiếp trong nhiều năm trở lại đây, huyện Chư Prông nằm trong tốp các địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về thu ngân sách. Năm 2011, tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 157 tỷ đồng, bằng 120,2% kế hoạch tỉnh giao, trong đó huyện quản lý thu được 90 tỷ đồng đạt 138,2% kế hoạch tỉnh giao, đạt 122,2% nghị quyết của huyện. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như hiện nay nhưng Chư Prông vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng GDP đạt 14%. Thu nhập bình quân đầu người tính riêng năm 2011 đạt 17,5 triệu đồng/năm, tăng 9 triệu đồng so với đầu năm 2006. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nông-lâm-thủy sản vẫn là ngành chủ lực của huyện chiếm 47,5%, công nghiệp-xây dựng 29,5%, dịch vụ chiếm 23%. Công tác quảng bá, thu hút đầu tư cũng được tập thể lãnh đạo huyện đặc biệt chú trọng. Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp phát triển cả về quy mô và chất lượng. Bên cạnh đó, Đảng bộ và chính quyền huyện luôn đặc biệt tạo điều kiện về đất đai, xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, cải cách hành chính để thu hút kêu gọi các doanh nghiệp về đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Mặt khác, với lợi thế trong vùng là sản xuất kinh doanh dịch vụ, nên huyện tập trung coi trọng việc kinh doanh hàng nông sản và dịch vụ sản xuất. Hoạt động thương mại-dịch vụ có nhiều tiến bộ, ngày càng hiệu quả đáp ứng phục vụ tốt nhu cầu sản xuất của nhân dân. Hoạt động bưu chính viễn thông đã có bước phát triển vượt bậc, đáp ứng kịp thời về thông tin liên lạc của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, nếu năm 2006 bình quân 6 hộ/1 điện thoại liên lạc thì đến cuối năm 2011 bình quân trên 90% số hộ có điện thoại liên lạc. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế-xã hội từng bước phát triển theo hướng ưu tiên những công trình thật sự bức thiết, như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế và trụ sở làm việc cấp xã. Trong công tác xây dựng nông thôn mới, từ khi Gia Lai phát động toàn tỉnh ra sức thi đua chung tay xây dựng nông thôn mới, huyện Chư Prông đã phát động 2 đợt, với nội dung- “Chư Prông, cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và chỉ riêng trong 7 tháng của đợt II phát động (từ ngày 3-11-2011 đến ngày 19-5-2012) toàn huyện đã vận động nhân dân đóng góp được gần 10 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, xã, thôn đã vận động nhân dân đóng góp làm nhà sinh hoạt cộng đồng, đường giao thông nông thôn được tổng số tiền gần 5,5 tỷ đồng; đóng góp 4,3 tỷ đồng làm đường điện 3 pha phục vụ sản xuất và đóng góp 6.312 ngày công, với 19/19 xã phát động lễ ra quân đợt II, có 169 thôn, làng trên địa bàn huyện tham gia. Theo đó, toàn dân đã phát quang, khơi thông cống rãnh, dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm được 281,4 km, 11.907 hộ gia đình tham gia chỉnh trang lại hàng rào, vườn hộ, 5.177 hộ làm chuồng trại nhốt gia súc và di dời chuồng trại ra xa nhà đảm bảo vệ sinh, 4.204 hộ mắc điện chiếu sáng trước nhà, 127 thôn-làng làm cổng chào… Nhiều xã trên địa bàn huyện đến nay đã đạt 4-6/19 tiêu chí, trong đó, 1 xã đạt 6 tiêu chí, 3 xã đạt 5 tiêu chí, 5 xã đạt 4 tiêu chí, 8 xã đạt 3 tiêu chí, 2 xã đạt 2 tiêu chí. Từ một huyện đi ra từ chiến tranh trình độ dân trí thấp, nạn mù chữ còn phổ biến, đến năm 2011 Chư Prông đã có 100% xã, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục THCS, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và THPT hàng năm đều tăng. Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc luôn được chú trọng và phát huy. Toàn huyện có 1 đơn vị cấp xã và 18 thôn làng có nhà rông văn hóa. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; 100% số xã và thôn làng đều có điện lưới quốc gia, với trên 98% số hộ gia đình dùng điện. 100% số xã, thôn làng có nhân viên y tế, nữ hộ sinh trung học, 8/20 xã, thị trấn có bác sĩ. Các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai kịp thời, hiệu quả và đúng đối tượng. Toàn huyện đã xây dựng được 4.617 căn nhà thuộc Chương trình 134; xây dựng 145 ngôi nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách với tổng kinh phí 3 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa công tác chăm sóc người có công và ngân sách huyện. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm nhanh, năm 2011 tỷ lệ hộ đói nghèo toàn huyện còn 21% (theo tiêu chí mới) giảm 6% so với năm 2010. Là huyện biên giới, có đến 42 km đường biên giới giáp với Campuchia. Bên cạnh đó là vấn đề dân di cư tự do khá phức tạp. Do vậy, Đảng bộ và chính quyền thường xuyên chỉ đạo nhân dân đề cao cảnh giác trước âm mưu và thủ đoạn của các đối tượng thù địch, phản động để giữ vững quốc phòng-an ninh, an ninh biên giới. Đảng bộ, chính quyền huyện thường xuyên giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại và bức xúc của dân, hạn chế tối đa tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp… Đồng thời, làm tốt công tác đối ngoại với nước bạn Campuchia, góp phần xây dựng địa bàn “hòa bình, hữu nghị và phát triển”. Điều đặc biệt quan trọng là huyện luôn tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, đổi mới nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, nhất là thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, góp phần nâng cao niềm tin của nhân dân vào hệ thống chính trị cấp huyện và cấp xã. Nhờ đó, nhiều năm liền Đảng bộ và chính quyền nhân dân huyện Chư Prông hoàn thành và vượt mức kế hoạch được tỉnh giao. * Nhìn lại chặng đường đã qua, từ một địa phương bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh, một địa phương hoang hóa, đói nghèo, lạc hậu, đến nay Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Chư Prông đang tự hào với những kết quả đạt được trong chặng đường đã qua. Những thành quả mà Chư Prông đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển là nền tảng để Chư Prông tiếp tục vững bước đi lên trên con đường công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Niềm tự hào của cán bộ và nhân dân huyện Chư Prông đang được tỉnh đề nghị Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba.
Theo Báo Gia Lai
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và điều kiện ...
Trợ cấp thai sản đối với người tham gia BHXH tự ...
Hướng dẫn tham gia ý kiến góp ý dự thảo Nghị ...