Gia Lai: Đầu năm mới đỏ mắt tìm nhân công
06/02/2012 08:13 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sau Tết, dân làm thuê ngoại tỉnh trở về quê ăn Tết với gia đình chưa quay trở lại “hành nghề” khiến Gia Lai trở nên thiếu nhân công trầm trọng. Không chỉ nhà nông thiếu nhân công thu hoạch mà các cửa hàng, cửa hiệu, thậm chí là hộ gia đình cũng tìm đỏ mắt chưa ra người làm. Không ít nhà lâm vào cảnh lao đao, khốn đốn, còn giá nhân công một số công việc nhờ thế được “hét” lên cao ngất ngưởng…
Sau Tết, dân làm thuê ngoại tỉnh trở về quê ăn Tết với gia đình chưa quay trở lại “hành nghề” khiến Gia Lai trở nên thiếu nhân công trầm trọng. Không chỉ nhà nông thiếu nhân công thu hoạch mà các cửa hàng, cửa hiệu, thậm chí là hộ gia đình cũng tìm đỏ mắt chưa ra người làm. Không ít nhà lâm vào cảnh lao đao, khốn đốn, còn giá nhân công một số công việc nhờ thế được “hét” lên cao ngất ngưởng… “Khát” nhân công trầm trọng Cả tuần nay, bà Nguyễn Thị Trà (thị trấn Kbang- Kbang- Gia Lai) đau đầu vì chưa thể tìm được người bán hàng cho cửa hàng tạp hoá lớn nhất nhì thị trấn của mình. Đã thế, cô con dâu vừa lâm bồn chưa được bao lâu muốn kiếm thêm người phụ giúp, chăm bẵm nhưng cũng giống như cảnh “mò kim đáy bể”, không tìm ra người ở. Tìm người làm ở trong vùng quá khó, bà “vận động” con cái liên hệ khắp những chỗ thân quen lân cận, thậm chí là gõ cửa cả những trung tâm môi giới lao động, giới thiệu việc làm ở TP Pleiku… cũng đều nhận được kết quả chung: Không có!
Cùng chung cảnh ngộ, chị Ánh- chủ một quán cà phê vừa mới khai trương ở TP Pleiku cũng khốn khổ vì chưa tìm ra được người làm. “Chúng tôi cần khoảng 5 người phục vụ nhưng hiện thời mới chỉ kiếm được 2, may mà tôi đang được nghỉ phép cơ quan nên còn xoay sở được, nếu cứ thế này ít nữa hết phép chưa biết sẽ thế nào”- Chị Ánh bày tỏ lo lắng. “Dở khóc dở cười” hơn là những người dân vùng mía. Trước Tết, người làm thuê các tỉnh lân cận: Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Nghệ An… vào làm thuê quay trở về quê ăn Tết cùng gia đình. Ngoài Tết, thông thường phải sau Tết Nguyên tiêu họ mới quay trở lại tìm việc khiến nhiều nhà vườn như ngồi trên đống lửa vì lo lắng không có nhân công thu hoạch mía. “Nhà tôi trồng 7 ha mía, đáng lẽ giờ đã phải thu hoạch xong nhưng kiếm không ra người nên vẫn chưa thể thu hoạch hết. Nếu không làm nhanh, ảnh hưởng đến vụ mía năm sau thì coi như hỏng. Lo vô cùng!”- Ông Hoàng Duy Hoàn (Chrôh Pơnan-Phú Thiện) than phiền. Liên hệ qua điện thoại tới một số trung tâm môi giới việc làm, “cò” lao động… để tìm người làm, chúng tôi đều nhận được những câu trả lời mà nội dung hầu hết đều là chưa có. Họ cũng chẳng mặn mà với khách hàng như những lúc thông thường. Liên lạc với một mối quen, anh này cho hay: “Chị muốn tìm người bây giờ khó lắm! Nếu muốn làm lâu dài lại càng khó hơn. Bọn em hiện tại cũng chưa có “mối”, dù ngay từ trước Tết đã có rất nhiều người liên hệ nhờ tìm”. Giá nhân công leo thang Lý giải cho thực trạng khan hiếm nhân công lao động dịp đầu năm, một số “cò” cho biết: Người ngoài Bắc bây giờ không thích vào Tây Nguyên làm thuê như trước mà họ muốn đi làm ở Hà Nội hoặc các TP gần đó cho gần, tiện đi lại, chứ Gia Lai thì xa quá. Nhu cầu thuê người làm ngoài này dạo này tăng lên nhiều. Hơn nữa, họ chỉ có thể làm những công việc mang tính chất thời vụ, 2-3 tháng là về nhà làm mùa, không thích đi xa. Lớn nhất chính là lý do người lao động về quê ăn Tết, phải qua rằm tháng giêng may ra họ mới bắt đầu “kéo quân” vào. Thiếu nhân công đang là mối lo khiến nhiều gia đình phải mất ăn, mất ngủ. Không chỉ làm xáo trộn, gây khó khăn trong việc bố trí sản xuất, kinh doanh, thiếu người làm còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất, mùa vụ của người dân. Ngoài ra, khan hiếm nhân công lao động đã tạo ra “cơn sốt” tìm kiếm lao động, hệ quả là giá nhân công một số vùng bị đẩy lên tận mây xanh. “Trước đây, giá thu chặt mía thường dao động trong khoảng 100-110 ngàn/tấn mía thì này bị đội lên 170-180 ngàn/tấn. Anh em nhà tôi làm mía trong Pờ Tó (Ia Pa) thậm chí còn phải trả 190-200 ngàn/tấn mía”- Ông Hoàng Duy Hoàn cho biết. Với nhà nông, sức ép mùa vụ khiến các chủ vườn phải chấp nhận chi trả mức nhân công cao. Đây coi như là điều chẳng thể đặng đừng, lời lãi cả năm quần quật với ruộng đồng vì thế cũng bị san sẻ bớt. Còn với những nhà kinh doanh, sức ép này đỡ hơn bởi ít nhất là họ có thể vận động anh em, người nhà tạm thời “ra tay” phụ giúp, hoặc bí lắm thì cả chủ, cả tớ đều xắn tay vào làm và trả thêm tiền công cho số người làm ít ỏi đang bám trụ. “Vậy nhưng cũng rườm rà lắm! Ít người làm nên đâu đáp ứng nhanh được nhu cầu khách hàng, nhiều khi họ than phiền, quở trách. Cả chủ cả tớ đều mệt nên dễ sai sót, mệt lắm”- Chị Ánh phân trần. Các quán cà phê, cửa hàng lớn tại TP Pleiku gần như hầu hết đều đang gặp khó trong vấn đề tìm người làm. “Là cửa hàng lớn nên chúng tôi phải luôn duy trì và chắc chắn có một lượng người làm ổn định để đảm bảo hoạt động kinh doanh, tuy nhiên lễ Tết cũng rất khó để duy trì bởi giữa người thuê và người làm thường không có hợp đồng lao động rõ ràng để gắn bó trách nhiệm, vậy nên lúc thừa lúc thiếu là đương nhiên. Bởi vậy nên mỗi khi thiếu người, chúng tôi buộc phải chi trả bồi dưỡng thêm cho anh em, giá nhân công vì vậy cũng phải tăng lên ít nhiều”- Một chủ cửa hàng tạp hoá lớn tại TP Peiku, chia sẻ. Cũng theo anh, mức tiền để bồi dưỡng cho nhân công trong những dịp này tuỳ thuộc vào lượng công việc và lượng người đang bám trụ lại quán, thông thường là khoảng 1/3 trị giá mức lương mỗi tháng. Theo dự tính, khoảng từ cuối tháng 1 âm lịch, khi lượng lao động dần ổn định thì “cơn sốt” khan hiếm nhân công mới dịu lắng và quay lại theo quỹ đạo bình thường.
Theo Báo Gia Lai
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và điều kiện ...
Trợ cấp thai sản đối với người tham gia BHXH tự ...
Hướng dẫn tham gia ý kiến góp ý dự thảo Nghị ...