Một số giải pháp ngành Giao thông vận tải cần chú trọng trong thời gian tới
06/01/2012 08:58 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tại Thông báo số 3/TB-VPCP, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu ngành Giao thông vận tải cần rút kinh nghiệm từ thực tiễn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công trình xây dựng hạ tầng giao thông; duy trì và nâng cao văn hóa giao thông, kiềm chế tai nạn và giảm thiểu ùn tắc giao thông.
Thu hút các nguồn vốn phục vụ cho đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải - Ảnh minh họa
Chỉ đạo về nhiệm vụ chủ yếu của năm 2012 và kế hoạch 5 năm 2011-2015, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu trong thời gian tới ngành Giao thông vận tải cần tiếp tục phát triển hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thực hiện quyết liệt các giải pháp hạn chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông...
Mục tiêu cụ thể đặt ra là tổ chức thực hiện các chương trình, mục tiêu trong các lĩnh vực: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không theo Đề án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2011-2020.
Cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải công cộng tại các đô thị lớn
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Giao thông vận tải cần chú trọng thực hiện một số giải pháp chủ yếu. Trong đó có việc đổi mới tư duy trong đề xuất tạo nguồn vốn, có giải pháp hợp lý để thu hút các nguồn vốn phục vụ cho đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; phân tích, đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục hiện tượng tăng suất đầu tư.
Ngành Giao thông vận tải cần rút kinh nghiệm từ thực tiễn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công trình xây dựng hạ tầng giao thông; triển khai mạnh dịch vụ logistics, cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải công cộng tại các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, duy trì và nâng cao văn hóa giao thông, kiềm chế tai nạn và giảm thiểu ùn tắc giao thông.
Đồng thời, rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong ngành, giám sát thực hiện và kịp thời điều chỉnh quy hoạch phát triển các lĩnh vực của ngành phù hợp với yêu cầu thực tế, đáp ứng nhu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải của cả nước.
Bênh cạnh đó, chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành giao thông vận tải; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm.
Tình hình thực hiện kế hoạch 2006-2010 của ngành Giao thông vận tải:
+ Vận tải hàng hóa đạt 3.281 triệu tấn, vận tải hành khách đạt 9 tỷ lượt khách.
+ Hàng thông qua cảng biển đạt 1,03 tỷ tấn, tăng 14%/năm.
+ Xây dựng cơ bản đạt 104% kế hoạch giải ngân vốn NSNN, đạt 38.958/37.348 tỷ kế hoạch giao.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp giao thông vận tải đạt 112.903 tỷ đồng.
Kế hoạch 5 năm 2011-2015:
+ Vận tải hàng hóa tăng bình quân 10-12%, vận tải hành khách tăng 13-15%.
+ Hàng thông qua cảng biển đạt 2,5 tỷ tấn, tăng 13,6%/năm.
+ Nhu cầu kế hoạch vốn xây dựng cơ bản: 438.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước 150.528 tỷ, vốn trái phiếu Chính phủ 73.000 tỷ, huy động BOT, PPP, BT 175.000 tỷ…
Theo Chinhphu.vn
Chuyên mục Dân hỏi - Cơ quan nhà nước trả lời
Tác phẩm đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B cuộc ...
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024
Chi trả lương hưu qua tài khoản từ 1.9 cụ thể ra ...
BHXH Krông Pa linh hoạt trong tuyên truyền, phát ...