Phật giáo Việt Nam đóng góp tích cực cho ổn định đất nước
08/11/2011 07:42 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Trong quá trình đồng hành với sự phát triển của dân tộc, Phật giáo Việt Nam đóng góp tích cực cho sự ổn định về chính trị, xã hội của đất nước
Nhân kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (7/11/1981- 7/11/2011), phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ đã ghi lại một số đánh giá của các hòa thượng là đại biểu Quốc hội khóa XIII về bước đường phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc.
Phát triển nhanh và luôn đồng hành cùng dân tộc, góp phần ổn định chính trị, xã hội là những đánh giá của các đại biểu là những người tu hành cũng như của Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha khi nói về Phật giáo Việt Nam nói chung, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) nói riêng trong 30 năm qua.
Hòa thượng Thạch Huôl, Phó Ban trị sự Phật giáo tỉnh Sóc Trăng, Phó Ban Hoằng pháp Trung ương, Phó Ban nghi lễ Trung ương GHPGVN (đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng) cho biết, Phật giáo Việt Nam luôn thể hiện được vai trò của mình đối với dân tộc như là cái tâm từ bi và trí tuệ sáng ngời, nhất là các hoạt động cụ thể như giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt, hoạn nạn, trẻ khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam...
Các hoạt động của GHPGVN đã giúp xây dựng mối quan hệ giữa các phật tử chặt chẽ trên tinh thần yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự trong cộng đồng, đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Theo Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự Trung ương GHPGVN (đại biểu Tỉnh Thừa Thiên- Huế), thành công của Phật giáo Việt Nam trong 30 năm qua không thể không nói đến thành quả giáo dục của Phật giáo Việt Nam. Trước năm 1975, giáo dục của Phật giáo không phát triển nhiều. Nhưng sau 1975, đặc biệt những năm gần đây giáo dục Phật giáo phát triển mạnh mẽ với sự ra đời hệ thống Học viện Phật giáo.
Hòa thượng Thích Chơn Thiện cho biết các Học viện Phật giáo đã đào tạo hơn 3.000 cử nhân và hiện nay đang đào tạo khoảng 2.000 cử nhân. Nhiều cử nhân đã và đang được đạo tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở nhiều chuyên ngành ở nước ngoài kết hợp với giáo lý nhà Phật để giảng giải đạo và đời cho phật tử, giúp ổn định đời sống xã hội…
Nói về tinh thần đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Chơn Thiện cho rằng đây là truyền thống 2000 năm của Phật giáo Việt Nam, cho nên sẽ không có trở ngại nào có thể cản trở hay làm thay đổi được bản chất này.
Theo Hòa thượng Thạch Huôl, Phật giáo và GHPGVN sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa, không chỉ ở trong nước mà sẽ phát triển và làm cho Phật giáo Việt Nam ngày càng có uy tín trên thế giới.
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha đánh giá, các hoạt động của GHPGVN rất gần gũi với các chương trình hành động của MTTQ Việt Nam trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chăm lo người nghèo, người có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn hay các hoạt động hưởng ứng các kế hoạch kinh tế- xã hội của đất nước.
Ông Nguyễn Văn Pha cũng khẳng định Phật giáo nói chung và GHPGVN nói riêng ngày càng đóng góp tích cực, chủ động cho sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước.
Theo Chinhphu.vn
Chuyên mục Dân hỏi - Cơ quan nhà nước trả lời
Tác phẩm đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B cuộc ...
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024
Chi trả lương hưu qua tài khoản từ 1.9 cụ thể ra ...
BHXH Krông Pa linh hoạt trong tuyên truyền, phát ...