UBTVQH cho ý kiến dự thảo Luật Đo lường
24/08/2011 07:34 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, chiều 23/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục nghe và cho ý kiến đối với dự thảo Luật Đo lường.
Ảnh minh họa
Luật Đo lường tập trung chủ yếu điều chỉnh về các hoạt động đo lường bắt buộc phải áp dụng (đo lường pháp định). Tuy nhiên, theo một số đại biểu, cần có một chương quy định rõ hơn về đo lường khoa học và đo lường công nghiệp.
Có ý kiến cho rằng tại sao không quy định về phương tiện đo cổ truyền và các phương pháp đo dân gian khác bởi trong thực tế các phương tiện này diễn ra phổ biến.
Theo ông Phan Xuân Dũng, phương pháp đo cổ truyền ở mỗi khu vực có một quy chuẩn khác nhau như đơn vị “tá” thì có khu vực là 12, có khu vực chỉ có 10, hay ở miền núi, khi nói về một khoảng cách có ước lượng “một con dao quăng”, do đó việc quy định vào luật khó..
Đồng tình với vấn đề trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đưa ra ví dụ, có những phương pháp cổ truyền lâu đời như “một chục” ở Sông Hậu là 16, ở ngoài Bắc là 10 , hay 1 mẫu, 1 sào ở mỗi tỉnh thì có cách tính khác nhau.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh cho biết thêm, về đơn vị đo cổ truyền, pháp luật quốc tế muốn loại bớt, do đó điều 7 của dự thảo Luật có quy định đo cổ truyền nhưng không khuyến khích áp dụng và chỉ giữ lại các đơn vị phổ biến và mang tính thống nhất.
Liên quan tới chính sách của Nhà nước về đo lường và việc xã hội hoá hoạt động đo lường, một số ý kiến cũng đề nghị bổ sung trách nhiệm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất để duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia, khuyến khích sử dụng đơn vị đo pháp định để phát triển và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đo lường.
Liên quan đến thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm, có ý kiến cho rằng các quy định thanh tra, kiểm tra cơ bản giống nhau, việc quy định kiểm tra theo kế hoạch định trước sẽ khó phát hiện được các sai phạm, đồng thời, đề nghị nên quy định kiểm tra chéo, kiểm tra độc lập.
Một số ý kiến cho rằng, mức xử phạt cần nâng cao hơn nữa, gấp 40-50 lần so với số tiền thu lợi bất chính.
Sau khi chỉnh lý tiếp thu, dự thảo Luật Đo lường bao gồm 97 chương, 57 điều, tăng 2 chương và 8 điều so với Tờ trình số 91/TTr-CP hồi tháng 8/2010.
Dự thảo Luật Đo lường sẽ được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ II Quốc hội khoá XIII vào tháng 10 tới.
Theo Chinhphu.vn
Chuyên mục Dân hỏi - Cơ quan nhà nước trả lời
Tác phẩm đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B cuộc ...
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024
Chi trả lương hưu qua tài khoản từ 1.9 cụ thể ra ...
BHXH Krông Pa linh hoạt trong tuyên truyền, phát ...