1.377 đại biểu tham dự Đại hội Đảng lần thứ XI

11/01/2011 08:46 AM


Sáng qua 10-1, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XI của Đảng, Trung tâm báo chí Đại hội XI tổ chức họp báo quốc tế về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì họp báo.

° Một trường hợp tự ứng cử Ban Chấp hành Trung ương
° Số dư giới thiệu vào Ban Chấp hành Trung ương ít nhất là 15%
Sáng qua 10-1, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XI của Đảng, Trung tâm báo chí Đại hội XI tổ chức họp báo quốc tế về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì họp báo. Cùng chủ trì họp báo có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Hội Nhà báo Việt Nam.

Dàn hợp xướng Trường Đại học Sư phạm TPHCM cùng nhóm múa với bài “Lá cờ Đảng”. Ảnh: AN DUNG

  • Đại hội sẽ bầu những người có tư duy đổi mới, có khả năng đoàn kết và quy tụ

Tại cuộc họp báo, các đồng chí chủ trì đã cung cấp những thông tin về ý nghĩa, tầm quan trọng, những nội dung chủ yếu mà Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ thảo luận và quyết định. Theo đó, với chủ đề “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 19-1-2011, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, thủ đô Hà Nội. Tham dự đại hội có 1.377 đại biểu, đại diện cho hơn 3,6 triệu đảng viên sinh hoạt ở gần 54.000 tổ chức cơ sở Đảng trong cả nước.

Đại hội sẽ thảo luận và thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020; Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X trình Đại hội XI của Đảng (đánh giá kết quả thực hiện phương hướng, nhiệm vụ 5 năm qua; xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ 5 năm tới); Báo cáo tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng và đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng. Đại hội sẽ bầu Ban Chấp hành Trung ương, cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ đại hội của Đảng.

Về công tác chuẩn

 
 
Tham gia đưa tin về Đại hội XI có trên 600 phóng viên trong nước, hơn 100 phóng viên các hãng thông tấn, truyền thông nước ngoài. Đến ngày hôm qua, đã có hơn 100 điện, thư của các chính đảng, tổ chức quốc tế chúc mừng Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam.

 bị nhân sự, đồng chí Nguyễn Bắc Son, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, Đại hội XI sẽ tiến hành bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa mới là những đại biểu ưu tú trong Đảng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, có năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có uy tín trong Đảng, trong xã hội, có tư duy đổi mới, có khả năng tiếp cận nắm bắt, xử lý vấn đề mới và vấn đề phức tạp nảy sinh; có khả năng đoàn kết, quy tụ; có phong cách làm việc khoa học, dân chủ, sâu sát, nói đi đôi với làm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Phấn đấu tăng tỷ lệ trẻ, tỷ lệ nữ, tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số, có tỷ lệ cán bộ khoa học trong Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, bảo đảm có tính kế thừa, số mới không dưới 1/3 và có 3 độ tuổi (dưới 50, từ 50 đến 60 và trên 61 tuổi). Được biết, phương hướng nhân sự dự kiến bầu khoảng 175 ủy viên Trung ương chính thức và 25 ủy viên dự khuyết.

Trả lời câu hỏi của các phóng viên, đồng chí Trần Lưu Hải, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, cho biết tại đại hội Đảng các cấp vừa qua, số dư trong danh sách bầu Ban chấp hành là 15%, Ban thường vụ ít nhất 20%. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng sẽ giới thiệu số dư ít nhất 15% so với tổng số được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới. Về việc đại hội có bầu trực tiếp chức danh Tổng Bí thư hay không, đồng chí Trần Lưu Hải cho biết, Đảng Cộng sản Việt Nam đang trăn trở tìm cách đổi mới nội dung phương thức hoạt động cho hiệu quả nhất, trong đó có việc đổi mới bầu cử lãnh đạo Đảng. Trong Điều lệ Đảng khóa X chưa có quy định bầu trực tiếp Tổng Bí thư ngay tại đại hội. Vừa qua, ở đại hội các cấp, đã thí điểm việc bầu chức danh bí thư từ cấp cơ sở.

Các đồng chí lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể chủ trì cuộc họp báo.

Với cấp tỉnh thành Trung ương đã chọn 10 địa phương bầu trực tiếp bí thư tại đại hội. Quá trình tổng kết thí điểm bước đầu đánh giá là tốt, được dư luận đồng tình. Việc có bầu trực tiếp Tổng Bí thư tại đại hội Đảng lần này hay không là do đại hội quyết định. Nếu tại đại hội, đa số các đại biểu thấy rằng nên bầu trực tiếp chức danh Tổng Bí thư thì có thể làm... Đồng chí Trần Lưu Hải cũng cho biết thêm, hiện nay Tiểu ban nhân sự đại hội mới nhận được một hồ sơ tự ứng cử Ban Chấp hành Trung ương của ông Nguyễn Xuân Kiên, sinh năm 1966, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học nghiệp vụ và tư liệu thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương.

  • Đổi mới về chính trị có bước đi phù hợp

Liên quan đến việc tiếp thu những ý kiến của nhân dân vào dự thảo các văn kiện đại hội lần này, đồng chí Nguyễn Văn Thạo, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, cho biết trong một tháng rưỡi lấy ý kiến nhân dân về các văn kiện trình Đại hội XI, các bộ phận chức năng đã nhận được hàng vạn ý kiến tâm huyết. Việc tiếp thu ý kiến nhân dân đã được các cơ quan của Đảng tổng hợp và báo cáo Hội nghị Trung ương 14. Tất cả ý kiến xác đáng, có chất lượng đều được tiếp thu nghiêm túc...

 
 
Trả lời câu hỏi của phóng viên quốc tế liệu khi tiếp tục đổi mới chính trị, Việt Nam có tính tới đa nguyên, đa đảng?

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Đinh Thế Huynh khẳng định: “Ở Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng và dứt khoát không đa nguyên, đa đảng. Bởi một lẽ đơn giản, chúng tôi đã từng có đa nguyên, đa đảng thông qua cuộc tổng tuyển cử năm 1946, với nhiều đảng tham gia Quốc hội. Nhưng đến khi thực dân Pháp quay lại xâm lược đất nước thì chỉ có Đảng Cộng sản cùng với nhân dân Việt Nam chiến đấu chống lại và giành thắng lợi trước thực dân Pháp. Bây giờ, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đang tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

 
 

Trả lời báo giới về vấn đề đổi mới toàn diện, cả kinh tế và chính trị của Việt Nam, đồng chí Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương, cho biết quan điểm và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam là tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện. Tuy nhiên, Đảng chủ trương đổi mới kinh tế đi trước một bước, đổi mới chính trị có bước đi phù hợp, với mục tiêu đảm bảo ổn định chính trị đất nước. Định hướng đổi mới chính trị trong thời gian tới sẽ tập trung vào đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đảm bảo dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tăng cường năng lực và hiệu năng chỉ đạo của Nhà nước, sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Phát biểu tại họp báo, đồng chí Tô Huy Rứa đã chào mừng và cảm ơn tình cảm, sự quan tâm của các nhà báo trong nước và quốc tế dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam và cho sự phát triển của đất nước Việt Nam. Đồng chí đã nhấn mạnh, Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, vì vậy các cơ quan báo chí và các nhà báo sẽ phối hợp chặt chẽ với trung tâm báo chí, các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đưa nhiều thông tin bổ ích, cần thiết, chính xác, kịp thời, sinh động tới đông đảo công chúng trong cả nước và bạn bè quốc tế.

Qua đó, để đông đảo công chúng, báo chí trong và ngoài nước hiểu rõ rằng mô hình xã hội chủ nghĩa mà Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam đang xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới

Theo SGGPO