Chỉ đạo điểm xây dựng nông thôn mới tại 5 tỉnh và 5 huyện

26/09/2010 06:56 AM


5 tỉnh và 5 huyện nêu trên gồm các tỉnh: Phú Thọ, Thái Bình, Hà Tĩnh, Bình Phước, An Giang và các huyện: Nam Đàn-tỉnh Nghệ An, Hải Hậu-tỉnh Nam Định, Phước Long-tỉnh Bạc Liêu, Phú Ninh-tỉnh Quảng Nam, K'Bang- tỉnh Gia Lai. Đây là kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 của Ban chỉ đạo Trung ương triển khai Chương trình này.

5 tỉnh và 5 huyện nêu trên gồm các tỉnh: Phú Thọ, Thái Bình, Hà Tĩnh, Bình Phước, An Giang và các huyện: Nam Đàn-tỉnh Nghệ An, Hải Hậu-tỉnh Nam Định, Phước Long-tỉnh Bạc Liêu, Phú Ninh-tỉnh Quảng Nam, K'Bang- tỉnh Gia Lai. Đây là kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 của Ban chỉ đạo Trung ương triển khai Chương trình này.

Ngay trong tháng 10/2010, sẽ phát động cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới" - Ảnh minh họa

Đồng thời, BCĐ Trung ương sẽ tiếp tục theo dõi 11 xã điểm do Ban Bí thư chỉ đạo để rút kinh nghiệm triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.
 

 

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010. Chương trình này được triển khai trên địa bàn nông thôn toàn quốc từ năm 2010 đến 2020.

11 xã được Ban Bí thư chọn thí điểm mô hình nông thôn mới gồm: (1) xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; (2) xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang; (3) xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định; (4) xã Gia Phố, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh; (5) xã Tam Phước, huyện Phù Ninh, tỉnh Quảng Nam; (6) xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng; (7) xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước; (8) xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh; (9) xã Định Hoà, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang; (10) xã Hương Thuỵ, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội và (11) xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo kế hoạch trong năm 2010 sẽ thành lập BCĐ ở 3 cấp tỉnh, huyện và xã do Chủ tịch UBND tỉnh, huyện, xã làm Trưởng ban.

Nhằm hoàn thành các văn bản phục vụ cho việc triển khai chương trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ hướng dẫn, đôn đốc các địa phương hoàn thành rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia; tổng hợp báo cáo rà soát đánh giá thực trạng nông thôn mới và mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở các địa phương đến năm 2015 và 2020.

 

Đồng thời, các địa phương sẽ xây dựng đề án nông thôn mới cấp xã theo 19 tiêu chí nông thôn mới; cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã...

Ngay trong tháng 10 tới, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam sẽ chủ trì xây dựng đề án và phát động cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới" và trong tháng 12/2010 sẽ xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ với các cơ quan của Đảng, nhằm huy động cả hệ thống chính trị vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Năm 2011 cơ bản hoàn thành đề án xây dựng nông thôn ở các xã

Kế hoạch cho năm 2011, Ban Chỉ đạo Trung ương đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn ở các xã. Đồng thời, sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo điểm (5 tỉnh, 5 huyện) và theo dõi 11 xã điểm do Ban Bí thư chỉ đạo. Trong năm 2011, mỗi tỉnh cũng sẽ lựa chọn 1 huyện và 2-3 xã để chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm trong triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia trên địa bàn.

Ngoài ra, các phương án phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế, giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch... sẽ được các xã tập trung thực hiện. Ở các hộ gia đình thì cần tập trung hoàn thành các công trình vệ sinh, cải tạo ao vườn, điều kiện đi lại...

Một điển hình xây dựng nông thôn mới

Trong 11 xã được Ban Bí thư lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới, Xã Thanh Chăn, tỉnh Điện Biên là một đơn vị đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. 

Đề án Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới tại Thanh Chăn chính thức được phê duyệt và đi vào thực hiện từ tháng 9/2009. Trong một thời gian ngắn kể từ khi triển khai đề án, địa phương này đã xóa được nhà tạm cho 67 hộ có nhà dột nát, hoàn thành giai đoạn 1 công trình cấp nước sạch, đưa vào sử dụng 120 hầm khí sinh học Biogas...

Bên cạnh đó, Thanh Chăn đã xây dựng mô hình sản xuất lúa giống năng suất cao; mô hình trồng cỏ chăn nuôi; tiếp nhận và chuyển giao cho các hộ nghèo nhận nuôi 30 con bò của Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam hỗ trợ dưới hình thức tạo "ngân hàng bò"; trồng thử giống chè chất lượng cao, nuôi trồng thủy sản (cá rô phi, tôm càng xanh...); triển khai các dự án trồng nấm,... đồng thời thành lập 1 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản...

Theo Chinhphu.vn