Xã Bàu Cạn huyện Chư Prông với việc tham gia BHXH tự nguyện

06/01/2010 07:26 AM


Ít có nơi nào người dân thiết tha với công tác Bảo hiểm xã hội như ở Bàu Cạn. Bàu cạn vốn là đồn điền chè của một chủ người pháp, người dân sông chủ yếu bằng tiền công, tiền lương chăm sóc và thu hoạch chè, nhiều gia đình có đến bốn thế hệ gắn bó với cây chè.

Ít có nơi nào người dân thiết tha với công tác Bảo hiểm xã hội như ở Bàu Cạn. Bàu cạn vốn là đồn điền chè của một chủ người pháp, người dân sông chủ yếu bằng tiền công, tiền lương chăm sóc và thu hoạch chè, nhiều gia đình có đến bốn thế hệ gắn bó với cây chè.

 
 

Giữa thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà chưa thấy ai chế tạo ra máy hái chè, người làm chè từ đời này sang đời khác vẫn chiếc gùi đeo trên lưng, hai tay thoăn thoắt bứt từng búp chè, nẹn đầy tay lại vung ra sau lưng cho chè vào gùi, đầy gùi gom ra đầu lô chờ xe Nông trường đến nhận. Thu nhập tiền lương chủ yếu vào mùa mưa, năm mưa thuận gió hòa thu nhập đầu người bình quân khoảng 6-7 trăm ngàn một tháng, gặp năm khô hạn máy tưới của nông trường chỉ đủ giữ cây chè sống thu nhập chẳng đáng là bao, mùa khô Nông trường cho ứng hai, ba trăm ngàn đồng mua gạo, mùa mưa hái chè trừ ứng, ấy vậy mà công nhân vẫn gắn bó với Nông trường, không mấy ai nghỉ việc một lần, bố mẹ về hưu lại chuyển vườn cho con cho cháu. Người làm chè không phải lấy tiền lương sinh sống mà làm công nhân chè để sau này có lương hưu đảm bảo cuộc sống tuổi già. Chẳng vậy mà gần như các gia đình nhà nào cũng có người nghỉ hưu và nhận lương hưu. Học xong phổ thông nếu không vào đại học, trung học thì cũng nhận mấy sào chè làm công nhân.

Tuy vậy mấy năm gần đây chè luôn rớt giá Nông trường không trồng mới, mở rộng diện tích nhiều con em công nhân không được vào làm công nhân. Năm 2008 Nhà nước ban hành chính sách về Bảo hiểm xã hội tự nguyện, khi mà khắp nơi còn đang thờ ơ thì người dân xã Bàu Cạn đổ xô mua BHXH tự nguyện cho con em. Có nhà có tới 2 -3 người tham gia, có nhà tham gia cả vợ cả chồng. Ngày phát lương thật là vui, nhận lương xong là quay ra bàn ngoài nộp BHXH tự nguyện. Bảo hiểm xã hội huyện cử hẳn một cán bộ thu tiền. Phiếu thu được lập sẵn từ nhà mà nhiều khi vẫn không kịp, người nộp tiền, người đăng ký mới, người hỏi về thủ tục tham gia, người nhờ viết hộ tờ khai, người hỏi chế độ chính sách cứ râm ran cả Hội trường UBND xã, nhiều người độ tuổi ngoài 40 tiếc rẻ mong Nhà nước mở rộng độ tuổi về hưu để có điều kiện tham gia. Mùa này cà phê đóng trái, sản lượng tăng cao hơn nhiều so với năm trước, khuôn mặt người nào cũng rạng rỡ, nhiều người muốn đóng luôn cả năm làm cán bộ thu phải giải thích mãi mới thỏa mãn ra về.

Chẳng vậy huyện Chư Prông là huyện đầu tiên có người tham gia và luôn là huyện có số người tham gia BHXH tự nguyện cao nhất tỉnh. 52 người tham gia BHXH tự nguyện ở huyện Chư Prông thì có tới 49 người là người Bàu Cạn. Người Bàu Cạn thật thà và mến khách, vài lần có việc cần tim đến nhà ông A, bà B phải hỏi thăm đường, nhận ra tôi là cán bộ BHXH huyện thì ai cũng vồn vã chỉ dẫn hoặc đưa đến tận nhà. Mỗi tháng một lần những cán bộ BHXH huyện lại đem tiền lương đến chi trả, mang niềm vui đến với mọi nhà, tuy vất vả song chúng tôi ai cũng vui và tự hào về nghề nghiệp của mình.

Có người hỏi làm thế nào để có nhiều người tham gia BHX tự nguyện, xin thưa rằng hãy làm cho mọi người thấy hết giá trị của cuốn sổ hưu và đồng lương hưu khi tuổi về già “lực bất tòng tâm” khi ấy mọi người đêu hăng hái tham gia, dù đó là Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Phạm Ngọc Tú