Nhân ngày "Thương binh, liệt sĩ" cảm nhận về giá trị cuộc sống

14/07/2009 07:30 AM


Một lần nữa những ngày của tháng Bảy lại đến, tháng mà toàn dân tộc ta tiến hành tổ chức kỷ niệm lần thứ 62 năm “Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2009). Những ngày này khi đứng trước đài tưởng niệm trong hương trầm nghi ngút nghiêng mình ghi nhớ công ơn về những Anh hùng, Liệt sĩ, trong tâm khảm chúng tôi lại cảm nhận và thấm thía giá trị cuộc sống.

Một lần nữa những ngày của tháng Bảy lại đến, tháng mà toàn dân tộc ta tiến hành tổ chức kỷ niệm lần thứ 62 năm “Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2009). Những ngày này khi đứng trước đài tưởng niệm trong hương trầm nghi ngút nghiêng mình ghi nhớ công ơn về những Anh hùng, Liệt sĩ, trong tâm khảm chúng tôi lại cảm nhận và thấm thía giá trị cuộc sống.

Xét theo nghĩa tự nhiên, cuộc đời của mỗi con người sống trên trần thế chỉ là tạm thời nhưng khái niệm sống không phải là một tồn tại đơn thuần. Cũng không phải nó tự sinh ra, hoạt động và buông trôi lặng lẽ như một cái bóng qua đêm rồi lại đến ngày. Những hoạt động và mong muốn của bản thân đều có sự tồn tại của người khác. Có khi nào bạn nghĩ đến chưa: Nhờ ai chúng ta có những món ăn thanh đạm hàng ngày? Do ai khai thác có những vật liệu cho chúng ta dựng những căn nhà xinh xắn, ấm cúng? Từ đâu chúng ta có quần, áo để che thân, có phương tiện đi lại giao lưu giúp đỡ cùng nhau phát triển? Lớn hơn nữa, chúng ta sống trong một đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc không bị một kẻ ngoại xâm nào đô hộ, bóc lột, đánh đập và hành hạ thân xát là do những ai đem lại? Còn biết bao điều xảy ra trong cuộc đời mình đều có sự quan hệ tổng hòa của xã hội. Thước đo giá trị cuộc sống cũng tùy thuộc vào hành động, đối xử, quan hệ của từng người. Có thể nói rằng, nếu ai giải phóng được "cái tôi" của mình thì đã xác định được giá trị đích thực của một con người. Tùy thuộc vào tư duy mỗi con người, "cái tôi" sẽ đo được mức độ giải phóng. Nếu bạn suy nghĩ vì "cái tôi" lớn quá thì giá trị cuộc sống không còn ý nghĩa thật lớn lao.

Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt một cuộc đời hoạt động đã phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Những học trò xuất sắc của Bác Hồ kính yêu, như: Trần Phú, Ngô Gia Tự; Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Phạm Văn Đồng và biết bao những lão thành cách mạng đã dũng cảm, sáng tạo, một lòng, một dạ hoạt động cách mạng. Đó là những lớp người tiên phong mở ra con đường Cách mạng và để lại cho các thế hệ sau những lời căn dặn sáng ngời khí tiết đấu tranh. Không tiếc tuổi thanh xuân, một lòng kiên trung bảo vệ cách mạng, bảo vệ nhân dân, như: Lý Tự Trọng, Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Lê Thị Hồng Gấm. Như Cù Chính Lan: Ba lần bị thương, tay bị cụt, chân bị thương nặng anh vẫn tiếp tục chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Bế Văn Đàn: Lấy thân làm giá súng. Phan Đình Giót: Lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Ngô Mây: Ôm bom xông vào giữa đội hình và giật nổ để cản bước tiến quân địch. Liệt sĩ Wừu, người dân tộc Ba Na, hai lần bị bắt, tra tấn vẫn nêu cao dũng khí cách mạng và tìm cách trốn thoát về tiếp tục hoạt động. Lần thứ ba bị giặc bắt, tra tấn cắt tai, xẻo mũi, chặt tay vẫn không khuất phục, trước lúc hy sinh còn dùng mưu lừa địch mắc bẩy hầm chông khiến 10 tên chết và bị thương. Kpăh KLơng: người dân tộc Gia Rai, dũng cảm xuyên táo kẻ thù. Không khuất phục, bất chấp đạn, bom, như: Nguyễn Văn Trỗi: Hiên ngang bước ra trường bắn của Mỹ – Nguỵ, trước khi chết “vẫn gọi Bác Hồ ba lần”. Nguyễn Viết Xuân : Hô lớn khẩu hiệu bất diệt “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” . Nhà thơ Lê Anh Xuân ngã xuống vừa cầm bút vừa cầm súng cho “Dáng đứng Việt nam”. Mười cô gái Thanh niên xung phong “Với trang nhật ký máu loang, bên lá thư nhoà lệ. Vẫn tháo gỡ bom, bắn trả máy bay thù. Giữ thông đường ngã ba Đồng Lộc”. Bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm không tiếc tuổi thanh xuân vào chiến trường miền Nam tận tình cứu chữa thương binh dưới mưa bom, bão đạn và đã làm xúc động bao trái tim lòng người khi lướt qua những dòng nhật ký. Biết bao chiến sĩ du kích gan dạ, can đảm, bám thắt lưng địch mà đánh; với các Mẹ Việt Nam Anh hùng “Suốt đời dưới mưa bom, che chở đàn con” …

Những nghĩa cử đó xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim , xuất phát từ một cái tâm trong sáng. Để từ đó mà sống hết mình vì người khác, vì cộng đồng, một quốc gia, cả dân tộc. Giá trị cuộc sống của họ không gì so sánh nổi. Tên tuổi họ được lưu mãi đến đời sau. Đâu có chỉ thế hệ hôm nay mà các thế hệ mai sau vẫn không thể nào quên ơn và ghi sâu công lao to lớn của họ. Như vậy ý nghĩa cuộc sống đâu chỉ có hạnh phúc ở trong ta. Thế nhưng, đâu đó vẫn còn những con người có "cái tôi" không nhỏ. Họ còn quan niệm "Đèn nhà ai nấy tỏ - ngõ ai nấy đi". Có người lại còn đi ngược lại lợi ích cộng đồng, lợi ích nhân dân, cấu kết các thế lực thù địch, phản động. Dùng thủ đoạn “Diễn biến hoà bình” chống phá cách mạng nước ta, phá hoại hạnh phúc của ngưpời khác: Chủ động tác động vào đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên và gia đình họ bằng những thủ đoạn tinh vi trên phương diện về vật chất, văn hoá cũng như những thông tin tuyên truyền để mua chuộc, lôi kéo, kích thích lối sống hưởng thụ, tác động vào tư tưởng tình cảm, làm thay đổi quan niệm đạo đức, lối sống, làm suy thoái tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng của mỗi người.

Bạn và chúng tôi đã sinh ra và đang sống trong cộng đồng loài người. Sự phát triển của cộng đồng sẽ kéo theo sự trưởng thành của mỗi chúng ta. Giá trị cuộc sống của mỗi chúng ta sẽ góp phần cho cộng đồng phát triển. Giá trị đó phụ thuộc trước hết vào việc những tình cảm, suy nghĩ của chúng ta giúp ích được bao nhiêu cho sự tồn tại của người khác. Nếu bạn đồng ý như thế thì hãy thể hiện tình cảm của mình đi! Theo chúng tôi nên học tập và làm theo những chỉ huấn của Bác Hồ kính yêu, với nội dung: Trước hết là tình thương yêu với đại đa số nhân dân, những người lao động bình thường trong xã hội. Trong công việc phải tận tâm, tận tụy giải quyết có lý có tình và nhanh chóng. Sống với nhau phải có nghĩa tình, khoan dung và độ lượng "Mỗi người vì mọi người". Trong công tác ở đơn vị cũng như về địa phương phải giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ và phát huy sức mạnh, đoàn kết, phấn đấu “ai cũng có cơm ăn, áo mặc , ai cũng được học hành”.

Trung Lý