Tổng quan về Luật Bảo hiểm xã hội
16/03/2009 04:17 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Luật BHXH đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006. Luật BHXH có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007 đối với BHXH bắt buộc, từ 1/1/2008 đối với BHXH tự nguyện và từ 1/1/2009 đối với bảo hiểm thất nghiệp.
Luật BHXH gồm có 11 Chương, 141 Điều, trong đó: - Chương I: Quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các chế độ BHXH, quản lý nhà nước về BHXH, quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, của đại diện người sử dụng lao động, giải thích từ ngữ, chế độ báo cáo, kiểm toán, các hành vi bi nghiêm cấm và những nguyên tắc về BHXH, gồm 14 Điều (từ Điều 1 đến Điều 14) - Chương II: Quy định về quyền, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức Bảo hiểm xã hội, gồm 6 Điều (từ Điều 15 đến Điều 20). - Chương III: Quy định 5 chế độ thuộc BHXH bắt buộc là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất, gồm 48 Điều (từ Điều 21 đến Điều 68). - Chương IV: Quy định 2 chế độ thuộc BHXH tự nguyện là: hưu trí và tử tuất, gồm 11 Điều (từ Điều 69 đến Điều 79). - Chương V: Quy định về bảo hiểm thất nghiệp, gồm 8 Điều (từ Điều 80 đến Điều 87). - Chương VI: Quy định về quỹ BHXH bắt buộc, quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện và quỹ bảo hiểm thất nghiệp, gồm 18 Điều (từ Điều 88 đến Điều 105). - Chương VII: Quy định về tổ chức Bảo hiểm xã hội và Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội, gồm 3 Điều (từ Điều 106 đến 108). - Chương VIII: Quy định về thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, gồm 21 Điều (từ Điều 109 đến Điều 129). - Chương IX: Quy định về khiếu nại và tố cáo về bảo hiểm xã hội, gồm 3 Điều (từ Điều 130 đến Điều 132). - Chương X: Quy định về khen thưởng, các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội và chế tái xử lý các vi phạm, gồm 6 Điều (từ Điều 133 đến Điều 138). - Chương XI: Quy định về các điều khoản chuyển tiếp, hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành Luật, gồm 3 Điều (từ Điều 139 đến Điều 141). Luật BHXH được ban hành là cơ sở pháp lý vững chắc để các bên tham gia BHXH thực hiện quyền và nghĩa vụ. Nội dung của Luật BHXH đã thể hiện đầy đủ chủ trương, chính sách xã hội và quan điểm của Đảng và Nhà nước trong lãnh vực bảo hiểm xã hội, cụ thể là: Thứ nhất: Pháp điển hóa các quy định hiện hành và bổ sung các chính sách BHXH cho phù hợp với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động, đảm bảo an sinh xã hội và hội nhập quốc tế; Thứ hai: Xây dựng chính sách BHXH trên cơ sở kế thừa và hoàn thiện các quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội hiện hành; Thứ ba: Đảm bảo được tính thống nhất torng hê thống pháp luật chung; Thứ tư: Quy định về quyền, trách nhiệm của các bên tham gia BHXH; Thứ năm: Các chế độ bảo hiểm xã hội được hưởng trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội; Thứ sáu: Mức hưởng của các chế độ BHXH về cơ bản đảm bảo thay thế hoặc bù đắp được thu nhập của người lao động khi họ bi giảm hoặc mất thu nhập; Thứ bảy: Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ độc lập, được Nhà nước hỗ trợ khi cần thiết và được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai.Những nội dung cụ thể của Luật BHXH sẽ tiếp tục được nhóm chuyên viên Ban Chế độ chính sách thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tìm hiểu và trao đổi trong các số báo tiếp theo.
Báo BHXH số 45/2006
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024
Chi trả lương hưu qua tài khoản từ 1.9 cụ thể ra ...
BHXH Krông Pa linh hoạt trong tuyên truyền, phát ...
Gia Lai: Hỗ trợ đóng BHYT cho một số nhóm đối ...
Nhân lên niềm vui khi được tăng lương hưu và trợ ...