EU ra tay cứu Ireland
24/11/2010 07:31 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sau nhiều ngày trì hoãn, Ireland đã chính thức đề nghị Liên minh châu Âu (EU) trợ giúp nước này vượt qua khó khăn kinh tế hiện nay. Đề nghị được đưa ra ngay sau khi phái đoàn gồm các chuyên gia EU, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kết thúc chuyến thanh tra tài chính tại Ireland nhằm đánh giá nguy cơ vỡ nợ ở nước này.
* Thị trường chứng khoán thế giới phản ứng tích cực Sau nhiều ngày trì hoãn, Ireland đã chính thức đề nghị Liên minh châu Âu (EU) trợ giúp nước này vượt qua khó khăn kinh tế hiện nay. Đề nghị được đưa ra ngay sau khi phái đoàn gồm các chuyên gia EU, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kết thúc chuyến thanh tra tài chính tại Ireland nhằm đánh giá nguy cơ vỡ nợ ở nước này.
Thủ tướng Ireland Brian Cowen đã xác nhận thông tin này và cho biết, giới chức EU đã chấp thuận đề nghị của Ireland. Theo ông Cowen, gói cứu trợ dành cho Dublin sẽ được giải ngân trong 3 năm thông qua IMF, Quỹ ổn định tài chính châu Âu và được gắn với kế hoạch của Dublin về tái cơ cấu các ngân hàng và giảm thâm hụt ngân sách nhà nước. Theo AFP, số tiền Ireland cần được cứu trợ dao động từ 80 đến 90 tỷ EUR (từ 110 đến 123 tỷ USD).
Người dân Ireland biểu tình phản đối các chính sách kinh tế của chính phủ.
Trong 3 năm qua, khu vực tài chính của Ireland đã bị “tàn phá” vì các gói cứu trợ ngân hàng tốn kém, sự sụp đổ của thị trường bất động sản và sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Sở dĩ Ireland trước đó trì hoãn xin cứu trợ vì lo ngại quyết định đó có thể làm suy yếu vị thế của Ireland trên trường quốc tế.
Trước bối cảnh EU dốc sức đối phó với cuộc khủng hoảng nợ thứ 2 tại Ireland, các nhà phân tích hiện đang nghĩ tới chuyện EU sẽ đối phó ra sao với một cuộc khủng hoảng nợ thứ 3 và làm thế nào để đồng EUR có thể hồi phục.
Giới kinh tế cho rằng, căng thẳng tài chính có thể ảnh hưởng đến Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, 2 trong số những nước được cho là thành viên yếu hơn trong khu vực đồng EUR.
Ông Marco Annunziata, nhà kinh tế hàng đầu của ngân hàng Unicredit (Italia), nhận định sự trợ giúp tài chính đối với Ireland chỉ có thể tạm thời trấn an các thị trường nhưng khó tránh khỏi cuộc khủng hoảng nợ lan rộng sang các nước khác và căng thẳng tài chính trong khu vực đồng EUR. Trong khi đó, thị trường chứng khoán quốc tế phản ứng tích cực với thông tin Ireland được cứu trợ. Trong phiên giao dịch mở cửa, tại thị trường London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,76%.
Tại thị trường Frankfurt (Đức), chỉ số DAX 30 tăng 0,7 % trong khi ở Paris (Pháp), CAC 40 tăng mạnh nhất 0,84 %. Xu hướng tăng điểm cũng xuất hiện tại các thị trường chứng khoán châu Á.
Chỉ số Nikkei tại Tokyo (Nhật Bản) tăng 0,93%; S&P/ASX 200 tại Sydney (Australia) tăng 0,31%, trong khi Composite Thượng Hải và Hồng Công (Trung Quốc) lần lượt tăng 0,13% và 0,36% trong phiên giao dịch chiều 22-11.
Đồng EUR cũng tăng giá đôi chút trong tại thị trường châu Á. Tại Tokyo, 1 EUR quy đổi được 1,3769 USD trong phiên giao dịch chiều 22-11 (phiên giao dịch cuối ngày 19-11 là 1 EUR=1,3673 USD).
Theo SGGPO
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024
Chi trả lương hưu qua tài khoản từ 1.9 cụ thể ra ...
BHXH Krông Pa linh hoạt trong tuyên truyền, phát ...