7 điểm nổi bật trong cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ
04/11/2010 08:50 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Báo Mỹ loan tin kết quả cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở nước này đã được kiểm xong, Tổng thống đã thừa nhận thất bại. Dù kết quả chính thức chưa được công bố, nhưng dư luận đã thấy được nhiều điều qua cuộc bầu cử lần này.
Ông thừa nhận trách nhiệm của mình đối với sự thất bại của Đảng dân chủ tại cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 2/11. “Cuộc bầu cử ngày hôm qua một lần nữa khẳng định những gì tôi đã nghe được trên nước Mỹ: người dân Mỹ rất thất vọng trước tình hình kinh tế khó khăn”.
Ông nói sau nhiều tháng đi khắp nước Mỹ vừa qua, ông đã nghe được tiếng nói này từ nhân dân, và người dân muốn Washington phục vụ họ, thay vì mang lại bất lợi cho họ. Ông khẳng định kết quả bầu cử là cách nhắc cho mọi người thấy quyền lực nằm trong tay người dân, và nhất định kinh tế là quan tâm số Một của người Mỹ.
Tổng thống Mỹ Obama thừa nhận có nhiều vấn đề mà hai đảng Dân chủ và Cộng hòa không đồng ý với nhau, nhưng ông đã vạch ra một số lĩnh vực mà ông có thể hợp tác với Đảng Cộng hòa, đó là: cắt giảm thâm hụt ngân sách, tạo công ăn việc làm, cải thiện giáo dục.
Lợi thế thuộc về phe “ít bị ghét nhất”
Dù phe Dân Chủ và nhất là Tổng thống Obama bị chỉ trích vì tình hình kinh tế, phe Cộng Hòa cũng bị sức ép từ phong trào quần chúng Tea Party giận dữ trước chi tiêu công và các hành động của chính giới.
Hãng tin BBC “luận” rằng đây là cuộc đối đầu gay cấn, cử tri sẽ không bỏ phiếu cho người họ thích nhất, mà bỏ phiếu cho người họ ghét ít nhất.
Mất mát lớn của Dân chủ, thắng lợi vang dội của Cộng hòa
Theo kết quả chưa hoàn chỉnh, dựa theo số liệu ước tính của các hãng truyền thông lớn tại Mỹ, thắng lợi của Cộng hòa tại Hạ viện đã được đánh giá là chưa từng thấy từ hơn nửa thế kỷ nay, và nhất là đã giành lại quyền kiểm soát định chế mà họ đã để bị mất vào tay đảng Dân chủ qua hai kỳ bầu cử năm 2006 và 2008.
Trưởng khối Cộng hòa tại Hạn viện, ông John Boehner dự kiến sẽ trở thành chủ tịch Hạn viện mới
Đến sáng 3/11 (giờ Mỹ), đảng Dân chủ của Tổng thống Barack Obama chiếm trên 51 ghế trong tổng số 100 ghế tại Thượng viện, và giữ được đa số tại viện này. Các tiểu bang như Washington, Colorado, Alaska chưa công bố kết quả chính thức cho đến thời điểm đó. Dân chủ vẫn giữ được ưu thế tại các cuộc bầu cử Thượng viện tại các tiểu bang quan trọng như California, New York,…Phía Cộng hòa thắng lớn ở Hạ viện, giành thêm được ít nhất 60 ghế, và chiếm đa số ở Hạ viện, và dân biểu John Boehner có thể sẽ trở thành chủ tịch Hạ viện, thay thế bà Nancy Peloci.
Đảng của tổng thống đương quyền ít khi nào thành công ở cuộc bầu cử giữa kỳ đầu tiên. Truman năm 1946, Johnson 1966, Reagan 1982 và Clinton 1994 - tất cả đều chứng kiến các đồng minh của họ bị tẩy chay trong cuộc bầu cử giữa kỳ. Giới quan sát nói Tổng thống Obama, trong năm 2010, cũng có thể gặp phải kết quả tương tự.
Ông Obama sẽ vẫn tự tin nếu đảng Dân chủ chỉ mất chưa đầy 25 ghế ở Hạ viện và ba ghế Thượng viện (là tỉ lệ thua trung bình từ năm 1946). Nếu đảng Dân chủ mất 48-54 ghế Hạ viện và 8-12 ghế Thượng viện, thì Tổng thống Obama sẽ gia nhập danh sách của Tổng thống Clinton và Truman là những người thất bát nhất trong bầu cử giữa kỳ thời hiện đại. Nhưng sau đó cả Truman và Clinton đều tái đắc cử.
California, Thánh địa của Dân chủ
Trong lúc Cộng hòa thắng lớn trên nhiều tiểu bang, thì tại California, Dân chủ vẫn giành chiến thắng quan trọng tại tiểu bang này: Jerry Brown thắng ghế Thống đốc trước tỷ phú Meg Whitman, Newsome thắng ghế phó thống đốc, Barbara Boxer thắng Carly Fiorina, hay các dân biểu Dân chủ cũng giành nhiều chiến thắng ở đây như Mike Honda, Lorette Sanchez, Zoe Loefgren,…
Báo chí Mỹ gọi Tea Party là hiện tượng “ngọn lửa rơm” trong cuộc bầu cử lần này. Phong trào chính trị Tea Party, một tập hợp lỏng lẻo, đang chứng tỏ sức mạnh của mình với một số thắng lợi trong các cuộc bầu cử Quốc hội tại Mỹ ngày 2/11.
Ông Rand Paul, con trai của Dân biểu Ron Paul, cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ, đã trở thành ứng cử viên đầu tiên được nhóm Tea Party ủng hộ - tuyên bố đắc cử trong các cuộc đua vào Thượng viện Mỹ. Trong bài diễn văn mừng đắc cử, ông Rand Paul nói thắng lợi của ông đánh đi một thông điệp – người dân Mỹ không hài lòng với tình hình hiện tại ở Washington. Một nhân vật khác cũng được sự hậu thuẫn của nhóm Tea Party, là ứng cử viên Đảng Cộng hòa Marco Rubio, đã thắng cuộc đua để giành một ghế tại Thượng viện Mỹ tại bang Florida.
Phong trào Tea Party, trong đó có nhiều người có lập trường bảo thủ nhưng cũng có người theo tự do chủ nghĩa, đã phát triển mạnh sau khi nhiều người lớn tiếng phản đối sự can thiệp quá tay của chính phủ, chống đối thuế má và chương trình cải cách y tế của Tổng thống Obama. Những người tham gia phong trào này cùng chia sẻ những cảm xúc chống đối chính phủ đương nhiệm tại Mỹ và các chính sách kinh tế của Washington, trong khi cùng lúc tránh xa lãnh đạo của đảng Cộng hòa đối lập.
Ứng cử viên gốc Việt “mất điểm” nặng
Cuộc bầu cử giữa kỳ lần này có tới 30 ứng viên người Mỹ gốc Việt. Họ tranh cử các chức vụ khác nhau, từ liên bang, tiểu bang cho đến hội đồng địa phương.
Dư luận cộng đồng quan tâm đến những cuộc tranh cử trên tầm mức liên bang của các ứng cử viên Cao Quang Ánh và Trần Thái Văn trong hai cuộc đua giành ghế tại Hạ viện liên bang. Cả hai ứng cử viên gốc Việt đều thất bại và trong nhiệm kỳ tới, tại Hạ Viện Mỹ, không còn tiếng nói của các nghị sĩ gốc Việt.
Trong các cuộc tranh cử dân biểu tiểu bang, chỉ có Hubert Võ tại Texas là thành công, và các ứng cử viên khác đã thất bại. Tại California, Phú Nguyễn thua Mansoor trong cuộc chạy đua chức dân biểu tiểu bang tại địa hạt 68, nơi Trần Thái Văn giữ lâu nay.
Trong các cuộc đua nhỏ hơn như hội đồng thành phố và khu thì một số ứng cử viên gốc Việt đã giành được chiến thắng.
Chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ thay đổi?
Thế giới theo dõi rất chăm chú kết quả bầu cử ở Mỹ vì kết quả này có thể thay đổi chính sách đối ngoại của nước Mỹ. Nhưng trước hết, thế giới sẽ theo dõi xem Tổng thống Barack Obama của đảng Dân chủ và Quốc hội mới với đảng Cộng hòa chiếm thế đa số tương tác ra sao.
Người dân Anh bình thường không theo dõi từng cuộc tranh đua một trong kỳ bầu cử, nhưng mọi người ở Anh đều hiểu rõ rằng những gì xảy ra ở Mỹ sẽ mang tính quan trọng. Họ cho rằng nước Mỹ vẫn còn là một cường quốc khá mạnh, vì vậy bất cứ Mỹ làm cái gì cũng sẽ ảnh hưởng đến nước Anh, nhất là đối với một số thị trường tài chính.
Tiến sĩ Dana Allin thuộc Viện Quốc tế Khảo cứu Sách lược ở London cho rằng những thất bại của đảng Dân chủ của Tổng thống Obama có thể định lại trọng tâm sự chú ý của chính phủ đối với các vấn đề quốc tế. Tiến sĩ Allin nói rằng có khả năng ông Obama sẽ trở thành một tổng thống thiên về chính sách đối ngoại hơn vì tình hình này. Nhưng ông không dự đoán là ông Obama sẽ đạt được thành công to lớn trong bất cứ lĩnh vực nào. Với một sự cách biệt mong manh trong thế đa số ở Thượng viện, tiến sĩ Allin cho rằng phe Dân chủ có thể phải đối phó với sự chống đối trong việc phê chuẩn Hiệp ước mới về Tài giảm Vũ khí Chiến lược (START). Việc ứng phó với chương trình hạt nhân của Iran là một lĩnh vực mà Tổng thống Obama có thể cần phải nhường cho Quốc hội mới.
Phó Ngoại trưởng Israel và Ngoại trưởng Palestine cho hay họ không tin rằng chính sách của Mỹ sẽ thay đổi và tin rằng chính quyền của ông Obama sẽ tiếp tục vận động cho hòa bình. Nhưng ông Danny Danon thuộc đảng bảo thủ Likud của Israel nói rằng cuộc bầu cử đã gửi một thông điệp rõ ràng cho ông Obama. Ông tỏ ý hy vọng ông Obama sẽ hiểu rằng ông không thể áp đặt kế hoạch hòa bình hão huyền của ông đối với nhân dân Israel.
Theo Dân Trí
Chuyên mục Dân hỏi - Cơ quan nhà nước trả lời
Tác phẩm đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B cuộc ...
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024