“Không có cảnh báo” trong trận sóng thần ở Indonesia

28/10/2010 07:47 AM


Một quan chức Indonesia cho hay một thiết bị quan trọng trong hệ thống cảnh báo sớm không hoạt động trong trận sóng thần hôm thứ 2 vì nó đã bị phá hoại, khiến người dân trên quần đảo Mentawi không nhận được bất kỳ cảnh báo sóng thần nào.

Một quan chức Indonesia cho hay một thiết bị quan trọng trong hệ thống cảnh báo sớm không hoạt động trong trận sóng thần hôm thứ 2 vì nó đã bị phá hoại, khiến người dân trên quần đảo Mentawi không nhận được bất kỳ cảnh báo sóng thần nào.
 >> Thảm họa kép Indonesia: Hơn 300 người chết, 400 người mất tích
 >> Indonesia: Sóng thần xóa sổ 10 ngôi làng
 
Hơn 300 người đã thiệt mạng trong trận sóng thần hôm 25/10.

Hàng trăm người đã thiệt mạng và nhiều người khác mất tích sau trận sóng thần, gây ra bởi trận động đất mạnh 7,7 độ richter ngoài khơi bờ biển phía tây đảo Sumatra.

Trận động đất đã gây ra một con sóng cao 3m ập vào quần đảo Mentawai, san phẳng nhiều ngôi làng.

Ridwan Jamaluddin, từ Cơ quan đánh giá và áp dụng công nghệ Indonesia, cho hay 2 chiếc phao ở ngoài khơi quần đảo Mentawai đã bị phá hỏng và vì thế không hoạt động.

“Chúng tôi khẳng định 2 chiếc phao không phải bị hỏng mà chúng bị ai đó cố tình phá hỏng. Thiết bị này rất đắt, có giá lên tới 560.000 USD mỗi chiếc”, ông Jamaluddin nói.

Một quan chức khác từ Cơ quan khí hậu Indonesia, cho biết cả phao và thiết bị đo thủy triều đều được sử dụng để phát hiện sóng thần nhưng phao quan trọng hơn trong việc đưa ra cảnh báo sớm.

“Để dự báo sóng thần, chúng tôi cần dữ liệu từ phao và thiết bị đo thủy triều, được đặt gần bờ biển. Phao quan trọng hơn vì nó ở trên biển, vì thế nó sẽ theo dõi sóng biển nhanh hơn nhiều thiết bị đo thủy triều”, vị quan chức tên là Fauzi nói.

Người dân trên đảo Mentawai nói họ không nghe thấy bất kỳ cảnh báo sóng thần nào.

2 năm trước, Indonesia đã mở một trong tâm cảnh báo sớm sóng thần mới nhằm giúp người dân tại các khu vực ven biển có đủ thời gian để chạy khỏi những cơn sóng biển cao ngất trước khi chúng ập vào bờ.

Dự án được khởi động sau trận sóng thần kinh hoàng ở Ấn Độ Dương năm 2004, làm 250.000 người tại 11 quốc gia trong vùng thiệt mạng, trong đó một nửa nạn nhân là ở Indonesia.

Tiziana Bonapace, một chuyên gia rủi ro thảm họa của Liên Hợp Quốc, cho hay hệ thống cảnh báo sớm mới dự kiến kết thúc năm 2010 nhưng theo kế hoạch nó vẫn đang hoạt động.

Theo Dân TRí