Tên lửa Triều Tiên “qua mặt” hệ thống phòng thủ của Nhật Bản

24/09/2019 08:34 AM


Nhật Bản đã không phát hiện được đường đi của một số loại tên lửa tầm ngắn mới của Triều Tiên trong các vụ phóng gần đây, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về khả năng phòng thủ của Tokyo.

Nhật Bản đã không phát hiện được đường đi của một số loại tên lửa tầm ngắn mới của Triều Tiên trong các vụ phóng gần đây, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về khả năng phòng thủ của Tokyo.
>>Triều Tiên tuyên bố thử hệ thống phóng đa tên lửa siêu lớn
>>Chuyên gia lo tên lửa Triều Tiên có bước tiến mới, đủ sức đe dọa Mỹ

Tên lửa Triều Tiên “qua mặt” hệ thống phòng thủ của Nhật Bản - 1

 

Triều Tiên phóng thử tên lửa tại một địa điểm bí ẩn ngày 4/5 (Ảnh: KCNA/KYODO)

Hãng tin Kyodo của Nhật Bản dẫn các nguồn tin nắm rõ về vấn đề này cho biết, các tên lửa của Triều Tiên, mà một số trong đó có khả năng tấn công Nhật Bản, dường như đã không bị phát hiện do bay thấp và đường đi bất thường. Tokyo được cho là tin rằng Triều Tiên đang cố gắng "qua mặt" mạng lưới phòng thủ tên lửa hiện nay của Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản ngày càng lo ngại rằng Triều Tiên đang đạt được tiến bộ trong các bước phát triển công nghệ. Tokyo đang cân nhắc triển khai 2 hoặc nhiều hơn nữa các tàu khu trục được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis để theo dõi các tên lửa tầm thấp, cũng như tăng cường các khả năng radar, các nguồn tin cho biết ngày 22/9.

Quyết định của Hàn Quốc nhằm hủy thỏa thuận chia sẻ tình báo với Nhật Bản nhiều khả năng làm gia tăng các lo ngại của Tokyo, khi các tên lửa của Triều Tiên mà Nhật Bản không phát hiện được dường như lại được quân đội Hàn Quốc phát hiện thành công.

Việc Nhật Bản không có khả năng phát hiện sớm các tên lửa có thể bán vào lãnh thổ thổ nước này có thể khiến Tokyo gặp khó khăn trong việc đánh chặn hoặc thực hiện các biện pháp cần thiết - như đưa ra các cảnh báo sơ tán - với tốc độ phù hợp.

Trong tổng cộng 10 vụ phóng tên lửa từ tháng 5 tới tháng 9 năm nay, Triều Tiên đã phóng các tên lửa với các hình dạng và khả năng khác nhau, nhiều trong số đó đã bay thấp dưới độ cao 60km, thấp hơn tầm cao mà các tên lửa thường di chuyển. Một số tên lửa đã không bị tàu khu trục trang bị hệ thống phòng thủ Aegis ở Biển Nhật Bản hay các radar được triển khai tại Nhật phát hiện, các nguồn tin cho hay.

Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản và quân đội Hàn Quốc, các tên lửa được phóng trong giai đoạn trên bao gồm KN-23, một loại mới của tên lửa đạn đạo tầm ngắn, một tên lửa giống với tên lửa chiến thuật và pháo phản lực phóng loạt của Mỹ.

Trong số đó, KN-23 - giống một tên lửa đạn đạo tiên tiến được chế tạo tại Nga - có khả năng tấn vươn tới Nhật Bản. Tên lửa này được biết tới là có đường đi không bình thường, các nguồn tin cho biết.

Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cấm Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giảm nhẹ mối đe dọa của các vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Triều Tiên từ tháng 7.

Theo Dân Trí