Quỹ BHXH bắt buộc
16/03/2009 04:11 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Quỹ BHXH bắt buộc được quy định tại Mục 1 chương VI Luật BHXH từ điều 88 đến điều 97, nội dung cụ thể như sau
Quỹ BHXH bắt buộc được quy định tại Mục 1 chương VI Luật BHXH từ điều 88 đến điều 97, nội dung cụ thể như sau:
1. Nguồn hình thành và sử dụng: - Quỹ BHXH được hình thành từ đóng góp của NLĐ và NSDLĐ tham gia BHXH; tiền sinh lời của các hoạt động đầu tư quỹ; hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác. - Quỹ BHXH được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH; đóng BHYT cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ TNLĐ-BNN hàng tháng; chi phí quản lý chi khen thưởng cho NSDLĐ thực hiện tốt công tác BHXH, phòng ngừa TNLĐ-BNN và chi cho công tác đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ. - Quỹ BHXH được quy định thành các quỹ thành phần là: Quỹ ốm đau và thai sản; quỹ TNLĐ-BNN và quỹ hưu trí và tử tuất. 2. Mức đóng và phương thức đóng của NLĐ và NSDLĐ: - Hàng tháng, NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định (trừ đối tượng là hạ sỹ quan, binh sỹ QĐNĐ và hạ sỹ quan, binh sỹ CAND phục vụ có thời hạn) đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%. Riêng NLĐ hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong các DN nông nghiệp, lâm nghiệp, ngưnghiệp, diêm nghiệp thì được đóng BHXH theo hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng một lần. Đối với người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc thì mức đóng và phương thức đóng được giao cho Chính phủ quy định. - Hàng tháng, NSDLĐ đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của người lao động với mức 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó NSDLĐ giữ lại 2% để trả kịp thời cho NLĐ đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức BHXH; 1% vào quỹ TNLĐ-BNN; 11%vào quỹ hưu trí và tử tuất, từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi mức đóng là 14%. - Hàng tháng, NSDLĐ đóng trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi NLĐ thuộc đối tượng là hạ sỹ quan, binh sỹ QĐND và hạ sỹ, quan binh sỹ CAND phục vụ có thời hạn với mức 1% vào quỹ TNLĐ-BNN; 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất, từ nărn 2010 trở đi cứ 2 năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. - Riêng NSDLĐ thuộc các DN nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì thực hiện đóng BHXH theo hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng một lần. 3. Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc: - NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung. - Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tiền lương tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ. - Trường hợp mức tiền lương, tiền công cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH 20 tháng lương tối thiểu chung. 4. Một số quy định khác: - Trong trường hợp NSDLĐ gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh hoặc khó khăn do thiên tai, mất mùa dẫn đến việc NLĐ và NSDLĐ không có khả năng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất thì được tạm dừng đóng BHXH trong thời gian không quá 12 tháng. Điều kiện, khoảng thời gian tạm dừng đóng và thẩm quyền quyết định việc tạm dừng đóng được giao cho Chính phủ quy định cụ thể. - Hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH phải bảo đảm nguyên tắc an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết; quỹ BHXH được đầu tư vào các hình thức: Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của ngân hàng thương mại của Nhà nước, cho ngân hàng thương mại của Nhà nước vay, đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia và các hình thức đầu tư khác do Chính phủ quy định. - Chi phí quản lý BHXH bắt buộc hàng năm bằng chi phí quản lý của cơ quan hành chính nhà nước và được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ. So với Điều lệ BHXH. quỹ BHXH trong Luật đã quy định cụ thể nguồn hình thành và sử dụng; quy định các quỹ thànhphần và mức đóng đối với từng quỹ thành phần; giảm mức đóng để thực hiện chế độ ốm đau, thai sản. TNLĐ-BNN từ 5% trước đây còn 4% (ốm đau, thai sài 3%. TNLĐ-BNN 1%) để tăng vào quỹ hưu trí , tử tuất từ 15% trước đây lên 16% cho phù hợp và quy định tăng dần mức đóng bắt đầu từ năm 2010 đối với NLĐ và NSDLĐ để đến năm 2014 đạt 22% nhằm đảm bảo một bước cân đối quỹ hưu trí, tử tuất được lâu dài, đủ khả năng chi trả lương hưu trong tương lai và không để lại gánh nặng về tài chính cho các thế hệ sau. Ngoài ra, Luật còn quy định NSDLĐ được giữ lại 2% mức đóng BHXH để trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ; qui định về tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; quy định về hoạt động đầu tư quỹ, chi phí quản lý BHXH và quy định mức tiền lương cao nhất (mức trần) phải thực hiện đóng BHXH (điều lệ BHXH không có quy định này), với quy định này trong tương lai sẽ giảm khoảng cách chênh lệch về lương hưu giữa những người nghỉ hưu, chênh lệch về trợ cấp được hưởng khi nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản cũng giảm và góp phần đảm bảo quỹ cân đối lâu dài, bền vững.
Báo BHXH số 10-2007
Chuyên mục Dân hỏi - Cơ quan nhà nước trả lời
Tác phẩm đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B cuộc ...
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024