Hồ sơ và việc giải quyết hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN

16/03/2009 04:08 PM


Hồ sơ và việc giải quyết hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN được quy định từ Điều 112 đến Điều 118 Chương VIII Luật BHXH, nội dung quy định cụ thể như sau

Hồ sơ và việc giải quyết hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN được quy định từ Điều 112 đến Điều 118 Chương VIII Luật BHXH, nội dung quy định cụ thể như sau:

1. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm: Sổ BHXH; Giấy xác nhận nghỉ ốm đối với trường hợp điều trị ngoại trú, giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú tại cơ sở y tế, giấy ra viện hoặc phiếu hội chẩn của bệnh viện đối với trường hợp mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; Xác nhận của NSDLĐ về điều kiện làm việc đối với NLĐ làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên; Giấy xác nhận của NSDLĐ về thời gian nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau, kèm theo giấy khám bệnh của con đối với NLĐ nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau; Danh sách người nghỉ ốm và người nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau do NSDLĐ lập.

2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm: Sổ BHXH; Bản sao giấy chứng sinh hợac bản sao giấy khai sinh của con (hoặc giấy chứng tử trong trường hợp sau khi sinh con mà con chết hoặc mẹ chết); Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, NLĐ thực hiện các biện pháp tránh thai phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải có chứng nhận theo quy định của pháp luật; Xác nhận của NSDLĐ về điều kiện làm việc đối với NLĐ làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc xác nhận của NSDLĐ đối với lao động nữ là người tàn tật; Danh sách người hưởng chế độ thai sản do NSDLĐ lập.

3. Hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ gồm: Sổ BHXH; Biên bản điều tra TNLĐ, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì phải có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông; Giấy ra viện sau khi đã điều trị TNLĐ; Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa; Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ của NSDLĐ.

4. Hồ sơ hưởng chế độ BNN gồm: Sổ BHXH; Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại, trường hợp Biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi NLĐ có bản trích sao; Giấy ra viện sau khi điều trị BNN, trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám BNN; Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa; Văn bản đề nghị giải quyết chế độ BNN của NSDLĐ

5. Hồ sơ hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe gồm: Danh sách người đã hưởng chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN mà sức khỏe còn yếu do NSDLĐ lập; Văn bản đề nghị giải quyết trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của NSDLĐ.

6. Về giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản: trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ NLĐ, NSDLĐ có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động và hàng quý nộp hồ sơ của những NLĐ đã được giải quyết chế độ cho tổ chức BHXH để quyết toán trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không quyết toán thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

7. Về giải quyết hưởng chế độ TNLĐ-BNN, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị TNLĐ-BNN: NSDLĐ nộp hồ sơ cho tổ chức BHXH để giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nhìn chung, hồ sơ và thời hạn giải quyết hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN trong Luật BHXH được quy định cụ thể, rõ ràng các giấy tờ đối với hồ sơ từng loại chế độ, đảm bảo đủ căn cứ để thực hiện chế độ và việc quy định cụ thể về hồ sơ đối với mỗi chế độ đã tạo thuận lợi cho NLĐ, NSDLĐ khi giải quyết chế độ, hạn chế việc đòi hỏi thủ tục giấy tờ không cần thiết.

Ngoài ra, Luật BHXH quy định cụ thể về thời hạn giải quyết, quyết toán các chế độ, góp phần đảm bảo thu nhập, ổn định sinh hoạt thường xuyên cho NLĐ; đồng thời nâng cao trách nhiệm của NSDLĐ, của tổ chức BHXH trong việc thực hiện chế độ BHXH đối với NLĐ, góp phần thực hiện một bước trong tiến trình cải cách hành chính.

Báo BHXH số 12/2007