Mở rộng chính sách BHXH trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 (Chiến lược bổ sung và phát triển)

12/08/2011 07:21 AM


Dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, hơn 20 năm đổi mới vừa qua, trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta đã không ngừng nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện ngày càng có hiệu quả các hệ thống chính sách xã hội. Đồng thời xác định rõ:“ Xây dựng hệ thống An sinh xã hội đa dạng, phát triển mạnh hệ thống BHXH, tiến tới BHYT toàn dân.

Dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, hơn 20 năm đổi mới vừa qua, trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta đã không ngừng nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện ngày càng có hiệu quả các hệ thống chính sách xã hội. Đồng thời xác định rõ:“ Xây dựng hệ thống An sinh xã hội đa dạng, phát triển mạnh hệ thống BHXH, tiến tới BHYT toàn dân. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, tạo cơ hội cho người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe”. Đặc biệt, kế thừa và phát triển quan điểm của Đảng trong các kỳ Đại hội trước, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) đã tiếp tục khẳng định: “Phát triển hệ thống ASXH đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Phát triển hệ thống bảo hiểm như BHXH, BHTN, BHTNLĐ và BNN...khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm”.

Theo Luật BHXH của Việt Nam hiện nay, đối với BHXH bắt buộc, chúng ta đang thực hiện các chế độ: ốm đau, thai sản, TNLĐ & BNN, hưu trí, thất nghiệp và tử tuất. Ngoài ra, chúng ta còn thực hiện BHYT theo Luật BHYT. Việc phát triển, mở rộng BHXH như định hướng trong Chiến lược bổ sung và phát triển năm 2011 là định hướng chiến lược rất đúng đắn của Đảng ta. Mở rộng bảo hiểm bao gồm mở rộng cả nội dung bảo hiểm, hình thức bảo hiểm và đối tượng tham gia BHXH. Hiện nay, theo Luật BHXH có hai loại hình là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.BHXH tự nguyện mới chỉ thực hiện hai chế độ là bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm tử tuất. Do đó, việc mở rộng các chế độ bảo hiểm là cần thiết trong thời gian đến . Hiện nay, đa số người lao động làm công ăn lương (ở khu vực có quan hệ lao động) đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, tuy nhiên tỷ lệ tham gia còn rất thấp. Riêng đối với BHXH thất nghiệp còn rất ít người tham gia.

Do vậy, thực hiện theo định hướng trong Chiến lược 2011 “ tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm”, không chỉ là đảm bảo quyền của người lao động mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động, cơ quan BHXH và các ban ngành liên quan khác. Từ khía cạnh này, định hướng chính sách BHXH trong Chiến lược rất đúng đắn và đã thể hiện được tư duy hội nhập quốc tế của Đảng .

BHXH luôn được xác định là một chính sách lớn của Đảng. Trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc Đảng ta luôn đặt ra mục tiêu: “Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ bảo hiểm cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân”. Chính sách cụ thể là: Từng bước mở rộng, tăng nhanh đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH ở mọi thành phần kinh tế phù hợp với tiến trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa. Đảm bảo cho mọi người dân được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc tham gia và thụ hưởng BHXH. Từng bước cải thiện lương hưu, các chế độ trợ cấp BHXH… Tuỳ từng thời kỳ, chủ trương, chính sách của Đảng về BHXH đã được thể chế hoá thành các văn bản pháp luật khác nhau, Ngành BHXH cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh, định hướng sự phát triển hoạt động BHXH của Đảng, kịp thời đưa các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng vào cuộc sống, phát huy những giá trị tích cực trong lĩnh vực BHXH nói riêng và trong đời sống kinh tế - xã hội nói chung.

SK