Cán bộ thu BHXH cần phải biết

09/08/2011 08:07 AM


Từ 1/9/2011, Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ về việc chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo có hiệu lực thị hành nhưng chế độ tính hưởng được tính kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2011. Khác với NĐ 57/2011/NĐ-CP ngày 7/7/2011 của Chính phủ về việc qui định “chế độ phụ cấp công vụ” đó là Nghị định 54/2011/NĐ-CP sẽ được truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc và Bảo hiểm thất nghiệp theo qui định của luật.

Từ 1/9/2011, Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ về việc chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo có hiệu lực thị hành nhưng chế độ tính hưởng được tính kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2011. Khác với NĐ 57/2011/NĐ-CP ngày 7/7/2011 của Chính phủ về việc qui định “chế độ phụ cấp công vụ” đó là Nghị định 54/2011/NĐ-CP sẽ được truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc và Bảo hiểm thất nghiệp theo qui định của luật.

Nghị định này quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập), đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên

Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên

a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;

b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.

3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu; b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Mức phụ cấp

Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.

Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Với các qui định trên thì việc truy tính để thu BHXH, BHYT, BHTN đảm bảo quyền lợi cho nhà giáo sau này là một việc cấp thiết của Ngành giáo dục và BHXH.

Tuy Nghị định chưa có hiệu lực thi hành nhưng trong thời gian này có rất nhiều thầy, cô giáo quan tâm đặc biệt là những người đã có nhiều năm công tác đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau xoay quanh về “Quyền lợi khi đóng BHXH, BHYT, BHTN”.

Thực tế Nghị định ảnh hưởng tích cực tới đời sống của nhà giáo khi về hưu mà các chế độ ưu đãi hiện hành không có. Ví dụ như: Một người trong diện được hưởng và đủ điều kiện hưởng, mức phụ cấp thâm niên là 5% mức lương hiện hưởng; từ năm thứ 6 trở đi (đủ 12 tháng) mỗi năm được tính thêm 1%. Như vậy, với một giáo viên có 40 năm công tác, mức phụ cấp thâm niên có thể lên đến 40% mức lương hiện hưởng.

Mỗi cán bộ Bảo hiểm xã hội là một tuyên truyền viên cần phải nắm vững Luật BHXH, BHYT và Nghị định nêu trên. Ngoài ra cần phải nắm chắc các trường hợp không được truy đóng BHXH, BHYT, BHTN theo qui định để tránh phiền hà cho các thầy – cô giáo sau về nghỉ hưởng chế độ.

Văn Hợp