Tăng cường công tác đôn đốc thu và quản lý Sổ Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Chư Sê

29/04/2011 07:17 AM


Thực hiện theo Công văn hướng dẫn số 319/BHXH-PT ngày 08/4/2011 của Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Gia Lai về việc tăng cường đôn đốc thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Vừa qua, BHXH huyện Chư Sê có Công văn số 25/CV-BHXH gửi các đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ), UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện hướng dẫn phối hợp triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT

Thực hiện theo Công văn hướng dẫn số 319/BHXH-PT ngày 08/4/2011 của Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Gia Lai về việc tăng cường đôn đốc thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Vừa qua, BHXH huyện Chư Sê có Công văn số 25/CV-BHXH gửi các đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ), UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện hướng dẫn phối hợp triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT đúng quy định theo Luật BHXH, Luật BHYT. Nội dung bao gồm một số vấn đề trọng tâm sau:

Đối với công tác thu: Các đơn vị SDLĐ chấp hành việc trích nộp BHXH, BHYT, BH thất nghiệp theo định kỳ hàng tháng cho cơ quan BHXH để được giải quyết kịp thời về chính sách BHXH, BHYT cho người lao động. Tiếp tục kiểm tra, rà soát và thực hiện theo công văn số 02/CV-BHXH ngày 18/01/2011 của BHXH Chư Sê về việc kiểm tra, truy nộp hệ số phụ cấp chức vụ đối với chức danh: Hiệu trưởng, hiệu phó; tổ trưởng, tổ phó chuyên môn trong ngành giáo dục, đồng thời lập danh sách điều chỉnh giảm đóng BH thất nghiệp cho chức danh là Hiệu trưởng tại các trường học. Mặt khác, đối với các đơn vị SDLĐ tham gia BHXH, BHYT cho người lao động theo mức lương phải rà soát, kiểm tra và tiến hành điều chỉnh theo lộ trình tăng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định trước ngày 01/01/2011, đồng thời điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng bằng 830.000 đồng/tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT kể từ ngày 01/01/2011 theo Nghị định 108/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010 của Chính phủ (đối với các đơn vị đăng ký tham gia BHXH, BHYT ở mức thấp hơn 830.000 đồng/tháng tại thời điểm trên). Từ ngày 01/5/2011 áp dụng mức lương tối thiểu chung 830.000 đồng/tháng làm căn cứ tính mức tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp theo Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04/4/2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung.

Về phía UBND các xã, thị trấn cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH đóng chân trên địa bàn huyện để tuyên truyền, vận động người dân địa phương mình người thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT theo danh sách đã được niêm yết tại xã, thị trấn và tờ rơi hướng dẫn: “Những điều cần biết về quyền lợi người thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT”, đối tượng này được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% mức đóng. Triển khai thực hiện Quyết định 36/2010/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 của UBND tỉnh Gia Lai, theo đó Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có tham gia BHXH tự nguyện trong thời gian giữ chức vụ được hỗ trợ bằng 10% mức lương tối thiểu chung và thực hiện kể từ ngày 01/7/2010, đồng thời tiến hành thực hiện điều chỉnh chênh lệch tiền lương theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ.

Đối với công tác quản lý Sổ BHXH: Các đơn vị SDLĐ kiểm tra và phản ánh quá trình công tác có tham gia BHXH đến 31/12/2008 theo từng chức danh chuyên môn, đồng thời phải được chốt sổ đến tại thời điểm này và lưu Sổ tại đơn vị. Để làm được việc này cần soát xét lại Sổ BHXH có thời gian công tác trước ngày 01/01/1995 mà chưa thẩm định thì phải được cơ quan BHXH thẩm định thời gian công tác đó. Riêng cán bộ xã, phường, thị trấn còn phải được chốt sổ đến 31/10/2003 theo Nghị định 09/2008/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ, vì từ ngày 01/11/2003 trở đi thực hiện theo Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ. Sổ BHXH phải được chuyển xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 (đối với đơn vị thuộc khối HC-SN) và Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 (đối với đơn vị thuộc khối doanh nghiệp) của Chính phủ.

Thực hiện đồng bộ những quy định trên, chính sách BHXH, BHYT mới thực sự mang lại hiệu quả cho mọi đối tượng, quyền lợi của họ được đảm bảo kịp thời, góp phần an sinh xã hội trên địa bàn.

Đình Cường