Công tác in và cấp thẻ BHYT tại BHXH huyện Đak Pơ

27/04/2010 02:00 PM


Thực hiện phân cấp của BHXH tỉnh về việc phân cấp in thẻ BHYT cho một số nhóm đối tượng, cụ thể là từ ngày 01/12/2009 đối với đối tượng tham gia BHYT tự nguyện và đối tượng trẻ em kể từ ngày 01/01/2010. Đến nay BHXH huyện Đak Pơ đã in được 2.234 thẻ BHYT cho các đối tượng tính từ khi được phân cấp in thẻ BHYT trên địa bàn huyện.

Thực hiện phân cấp của BHXH tỉnh về việc phân cấp in thẻ BHYT cho một số nhóm đối tượng, cụ thể là từ ngày 01/12/2009 đối với đối tượng tham gia BHYT tự nguyện và đối tượng trẻ em kể từ ngày 01/01/2010. Đến nay BHXH huyện Đak Pơ đã in được 2.234 thẻ BHYT cho các đối tượng tính từ khi được phân cấp in thẻ BHYT trên địa bàn huyện. Trong đó: Hộ gia đình 611 thẻ; Học sinh sinh viên 661 thẻ; Trẻ em dưới 6 tuổi 971 thẻ.

Những con số cụ thể trên đã phần nào phản ánh lên được tính chất đổi mới trong việc phục vụ và quan trọng hơn cả là tính kịp thời trong cônng tác phục vụ nhân dân của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới và xây dựng Đất nước do dân và vì dân.

Việc phân cấp in thẻ BHYT tại BHXH huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng, nhất là đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi thuộc đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là nhóm đối tượng được nhận sự quan tâm nhiều nhất của Đảng và Nhà nước ta hiện nay vì đa số các bậc cha mẹ của các cháu trình độ nhận thức còn hạn chế. Nặng nề nhất là việc họ tin vào một thế lực siêu nhiên nào đó có thể giúp cho họ chữa khỏi bệnh cho con, cho người thân của mình. Vì vậy khi xảy ra bệnh tật việc đầu tiên họ thường làm là sắm sửa một mâm lễ mời một thầy Mo của làng về cúng Giàng trước để xin Giàng chữa khỏi bệnh nếu không khỏi họ mới đưa con đi chữa bệnh tại bệnh viện.

Mới đây, tôi có dịp tiếp xúc với một người dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Anh đến cơ quan BHXH Đak Pơ khi đã 5 giờ chiều, lúc đó tôi đã chuẩn bị về sau một ngày làm việc căng thẳng, hỏi rõ thì mới hay anh đến để nhờ tôi in thẻ BHYT cho con vì con anh đang nằm điều trị tại bệnh viên huyện Đak Pơ. Tôi hỏi: “Sao con anh không có thẻ BHYT mà bây giờ mới đến đây đề nghị in thẻ, chúng tôi làm việc in thẻ phải có danh sách cán bộ dân số lập và UBND xã xác nhận mới đủ thủ tục để in thẻ BHYT”. Anh trả lời: “Mình không biết chuyện đó, ở làng mình khi có người đau là mời thầy về cúng để cầu Giàng chữa bệnh, sau đó cùng uống rượu với nhau chờ Giàng chữa khỏi bệnh, nếu Giàng chữa không khỏi thì mới đưa đi bệnh viện. Lúc đến bệnh viện Bác sĩ hỏi thẻ BHYT và hướng dẫn mình qua đây hỏi”. Anh vừa nói vừa đưa tay ra hiệu như muốn thể hiện cho tôi biết rằng anh vừa làm một việc rất là thiêng liêng và thành kính đối với bề trên mà con anh vẫn không khỏi bệnh. Tận trong cõi lòng tôi cảm thấy xót xa cho họ vì nhận thức của còn quá hạn chế so với đà phát triển của đất nước hiện nay, và sẽ là quá nguy hiểm đối với người bị bệnh đang nằm kia chờ đợi sự can thiệp của Bác sĩ.

Thiết nghĩ, cần lắm sự quan tâm hơn nữa của chúng ta trong việc nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số. Vì rằng không chỉ việc in và cấp thẻ BHYT kịp thời là đã đủ. Việc quan trọng hơn nữa là làm sao cho người dân tộc thiểu số họ nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe, sự sâu sát của cán bộ làm công tác dân số tại xã, trong đó không thể không có thêm sự tuyền truyền vận động nhân dân hiểu biết sâu sắc chế độ của Nhà nước bằng các phương tiện truyền thông đại chúng.

Mùa xuân, mùa của sự sinh sôi nảy nở. Mùa để cho vạn vật trên trái đất phát triển mạnh mẽ nhưng cũng là tỉ lệ thuận với sự phát triển của các loại bệnh tật. Đâu đó ở các buôn làng phum sóc trên đất nước ta sự hiểu biết của người dân còn rất hạn hẹp, vì vậy việc nâng cao nhận thức của người dân ở những nơi đây theo tôi là rất cần thiết.

Hãy vì một thế giới ngày mai.

Thanh Thúy