Tự hào vì đã làm nghề phục vụ con người

15/06/2009 10:18 AM


Sự phát triển của thế giới ngày nay đang làm nổi bật vai trò động lực của con người. Chính vì vậy, xây dựng chiến lược phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực là vấn đề có yếu tố quyết định cho sự phát triển của xã hội loài người, có ý nghĩa quyết định cho xu hướng vận động của thế giới đương đại. Ngược lại thế giới phát triển cũng vì mục tiêu cuối cùng là phục vụ cho con người vì chính con người thống trị thế giới này.

Sự phát triển của thế giới ngày nay đang làm nổi bật vai trò động lực của con người. Chính vì vậy, xây dựng chiến lược phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực là vấn đề có yếu tố quyết định cho sự phát triển của xã hội loài người, có ý nghĩa quyết định cho xu hướng vận động của thế giới đương đại. Ngược lại thế giới phát triển cũng vì mục tiêu cuối cùng là phục vụ cho con người vì chính con người thống trị thế giới này.

Để hiểu rõ hơn quan điểm về con người qua các giai đoạn lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người như thế nào, chúng ta cần nhìn nhận lại như sau:

- Triết học cổ đại cho rằng: con người mang tính thần bí, huyền hoặc;

- Thời phong kiến thì cho rằng: con người là tôi tớ của Vua, là sản phẩm của Chúa trời;

- Giai cấp tư sản vẫn chưa tạo ra một khái niệm con người hoàn chỉnh;

- Mác và Ăngghen cho rằng: con người là là sinh vật xã hội. Bản chất của con người theo Mác là: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội”;


 


Hồ Chí Minh thì cho rằng: con người là một chỉnh thể thống nhất về thể lực, tâm lực, trí lực, là một hệ thống cấu trúc bao gồm nhiều yếu tố: sức khỏe, đời sống tâm linh, tinh thần, vai trò chủ đạo của tri thức. Hồ Chí minh nói: “ Con người đẻ ra, ai cũng lớn lên, già đi rồi chết, người ta ai cũng muốn sung sướng, mạnh khỏe ”.

- Ảnh hưởng của Nho giáo đối với tư tưởng Hồ Chí Minh về con người: đó là coi trọng đạo đức làm gốc.

- Khổng Tử lấy chữ Nhân làm phạm trù cơ bản, nhấn mạnh phải chính tâm, tu thân là con đường cơ bản để hoàn thiện nhân cách. Tự mình phải chính trước mới giúp được người khác chính, mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý. “ Chính tâm, tu thân, tích đước để trị quốc, bình thiên hạ ”. Từ đó đề cao sự hiếu học, trọng học.

- Lão Tử đưa ra học thuyết Vô Vi, cho rằng con người sống, hoạt động theo lẽ tự nhiên, thuần phát, không giả tạo, gò ép trái với tính tự nhiên của mình. Phải xây dựng phong cách sống, nếp sống, cách xử thế sao cho thật chân thành, nhã nhặn, thân ái, tự nhiên. Nghệ thuật sống là: Từ, Ái, cần kiệm, khiêm tốn, khoan dung, tri túc, kiến vi.

Hồ Chí Minh cho rằng: “ Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân ”. Người cán bộ phải coi trọng đạo đức làm đầu: “ đạo đức là cái gốc, là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng ”. Đạo đức của người cách mạng là phải : “ cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư ”.

Đối với người làm công tác trong Ngành Bảo hiểm xã hội, được cái vinh dự chăm lo cho an sinh xã hội, mà trực tiếp là phục vụ cho đối tượng là con người. Chúng ta rất cần phải hiểu biết hơn về đối tượng mà chúng ta phục vụ. Biết được con người chính là động lực của sự phát triển của xã hội, sự phát triển của thế giới này cuối cùng cũng chính vì mục đích phục vụ cho chính con người mà thôi.

Hiểu được điều đó, để mỗi cán bộ viên chức Ngành Bảo hiểm xã hội tự hào là được làm công việc phục vụ cho con người, từ đó chuyển biến mạnh trong cả tư duy và hành động vì con người./.

Văn Nhân