Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện Đức Cơ

24/03/2009 12:00 AM


Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đức cơ, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và các cơ quan chức năng của huyện quan tâm, tổ chức thực hiện trên cơ sở nội dung cơ bản của Nghị quyết 01-NQ/TU ngày 12/7/2006 của Ban thường vụ tỉnh ủy Gia Lai về “đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và dạy nghề”.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đức cơ, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và các cơ quan chức năng của huyện quan tâm, tổ chức thực hiện trên cơ sở nội dung cơ bản của Nghị quyết 01-NQ/TU ngày 12/7/2006 của Ban thường vụ tỉnh ủy Gia Lai về “đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và dạy nghề”.

Công tác triển khai thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về y tế đã được các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân bằng nhiều các biện pháp tổng hợp, lồng ghép, góp phần xây dựng và củng cố mạng lưới y tế từ huyện đến thôn làng; các chương trình y tế quốc gia được triển khai đồng bộ và hiệu quả, công tác dự phòng được chú trọng và quan tâm đúng mức, kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn và khống chế các loại dịch bệnh trên địa bàn huyện.

Hiện nay trên địa bàn huyện có 01 Trung tâm y tế cấp huyện có quy mô 50 giường bệnh, với đội ngũ cán bộ, y bác sĩ và nhân viên y tế 65 người, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tiếp tục được đầu tư; 10 trạm y tế xã, thị trấn quy mô 05 giường bệnh/trạm; 100% xã có y sĩ và nữ hộ sinh trung học, trong đó có 02 xã có bác sĩ; 88 thôn, làng có nhân viên y tế (đạt 100%). Nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước cho ngành y tế của huyện trong những năm qua đã đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) được triển khai hiệu quả. Theo đó nhận thức của người dân về BHYT đã được nâng lên rõ rệt, sự nhầm lẫn giữa BHYT và các loại hình bảo hiểm khác cơ bản được khắc phục, người dân ngày càng thấy rõ hơn quyền và trách nhiệm khi tham gia BHYT chính là sự tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” và “Cộng đồng chia sẻ rủi ro” thể hiện bản chất nhân đạo, truyền thống tốt đẹp của dân tộc đối với sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, 100% đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện được cấp thẻ BHYT. Công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được củng cố và nâng cao, đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và các cơ quan chức năng liên quan, nhất là cơ quan y tế đối với công tác xã hội hóa hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện./.

Tiến Mạnh