Thực hiện phụ cấp khu vực theo Nghị định 122/2008/NĐ-CP

03/08/2009 08:40 AM


Sáng ngày 31 tháng 7 năm 2009 Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện phụ cấp khu vực (PCKV) cho cán bộ làm công tác chế độ BHXH tại BHXH các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đây là đợt hướng dẫn nghiệp vụ mà trước đó, BHXH tỉnh đã tổ chức thực hiện thí điểm tại huyện Đăk Đoa nhằm rút kinh nghiệm, tìm giải pháp hợp lý nhất để triển khai trên phạm vi toàn tỉnh.

Sáng ngày 31 tháng 7 năm 2009 Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện phụ cấp khu vực (PCKV) cho cán bộ làm công tác chế độ BHXH tại BHXH các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đây là đợt hướng dẫn nghiệp vụ mà trước đó, BHXH tỉnh đã tổ chức thực hiện thí điểm tại huyện Đăk Đoa nhằm rút kinh nghiệm, tìm giải pháp hợp lý nhất để triển khai trên phạm vi toàn tỉnh. Về dự và chỉ đạo Hội nghị có ông Thới Văn Đạo – Giám đốc BHXH tỉnh, ông Phạm Văn Thảo - Phó giám đốc BHXH tỉnh; Lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức phòng Chế độ BHXH và phòng TN&QL hồ sơ BHXH tỉnh; cán bộ làm công tác giải quyết chê độ BHXH tại 16 huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện) trên địa bàn toàn tỉnh.
 


Sau khi Giám đốc BHXH tỉnh khai mạc Hội nghị, ông Đoàn Ngô - Trưởng phòng Chế độ BHXH tỉnh giới thiệu một số nội dung các văn bản pháp luật liên quan đến việc thực hiện chế độ BHXH và lưu ý một số vấn đề về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 của người lao động. Phổ biến một số nội dung cơ bản của Nghị định 122/2008/NĐ-CP ngày 04/12/2008 của Chính phủ; Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 của Bộ Lao động thương binh & xã hội và công văn hướng dẫn số 798/BHXH-CSXH ngày 30/3/2009 của BHXH Việt Nam về thực hiện PCKV đối với người hưởng lương hưu, BHXH một lần, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng. Đồng thời nêu ra một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện thí điểm tại BHXH huyện Đăk Đoa, theo đó một số trường hợp đã chuyển đi tỉnh khác cư trú chưa liên lạc được (đối tượng hưởng BHXH một lần), một số trường hợp sổ BHXH không ghi đầy đủ địa chỉ xã (hoặc phường, thị trấn), huyện (hoặc thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của cơ quan, đơn vị nơi người lao động làm việc, nên việc tính PCKV gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt các trường hợp đối tượng hưu quân đội, trong sổ BHXH phần lớn chỉ ghi ký hiệu đơn vị công tác nên không xác định được địa chỉ cụ thể để tính PCKV.

 

  Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trên, ngoài việc phải bám sát quy định tại Nghị định 122/2008/NĐ-CP; Thông tư 03/2009/TT-BLĐTBXH; Thông tư số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Liên Bộ quy định PCKV và văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam, BHXH các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp với các đối tượng trong quá trình tiếp nhận sổ BHXH để kê khai bổ sung địa chỉ xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của thời gian công tác trong sổ BHXH không ghi rõ địa chỉ cơ quan, đơn vị nơi người lao động đã làm việc để làm cơ sở tính PCKV theo quy định.

Kết luận Hội nghị, ông Phạm Văn Thảo – Phó Giám đốc BHXH tỉnh lưu ý các phòng nghiệp vụ, BHXH các huyện, thị xã, thành phố nhất là cán bộ trực tiếp thực hiện giải quyết chế độ BHXH nói chung và thực hiện PCKV là công việc khá phức tạp và gặp không ít khó khăn nhưng cũng rất nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động tham gia BHXH, do vậy cần phải nâng cao tin thần trách nhiệm, ý thức phục vụ, khắc phục mọi khó khăn của cán bộ làm công tác giải quyết chế độ BHXH ở cả cấp huyện và tỉnh, để tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ, kịp thời, đúng quy định, đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động tham gia BHXH.

Tiến Mạnh-CĐ BHXH