Tìm hiểu linh kiện trong máy tính và giải mã tín hiệu những lỗi cơ bản
24/12/2012 02:29 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bài viết này chúng tôi sẽ cùng bạn "mổ xẻ" một bộ máy tính để bàn thông thường, để cùng xem qua những linh kiện máy tính bên trong. Giúp cho bạn có kiến thức để tự mình có thể lựa chọn những linh kiện phù hợp khi quyết định nâng cấp máy tính hoặc tự sửa máy tính đối với những lỗi cơ bản về phần cứng.
Mỗi linh kiện bên trong máy tính đều đóng góp 1 phần quan trọng trong sự vận hành chung của cả hệ thống, cũng giống như cơ thể con người. Không bộ phận nào là thừa cả. Một số linh kiện còn là yếu tố quyết định đến tốc độ và hiệu suất của máy tính. Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem qua danh sách các linh kiện bên trong một bộ máy tính.
Lưu ý : Bài viết này chỉ mang tính chất sơ lược. Về chi tiết của từng linh kiện trong khuôn khổ 1 bài viết chúng tôi không thể đề cập hết được. Nên sẽ hẹn các bạn ở loạt bài lần sau.
Đa phần khách hàng và một số kỹ thuật viên máy tính vẫn có thói quen gọi nguyên thùng máy tính là "thùng CPU". Đây là cách gọi sai, vì thực chất CPU chỉ là một con chip nhỏ khoảng 2 x 2 cm. Chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu của hệ thống, phân tích các thuật toán, nhận luồng dữ liệu, các thuật toán phức tạp, sau đó trả về kết quả.
CPU được ví như bộ não của con người, người nào càng thông minh đều đó có nghĩa là bộ não của họ rất phát triển. CPU cũng vậy, các thông số của CPU càng cao đồng nghĩa tốc độ của cả hệ thống cũng được tăng lên rất nhiều.
Hình ảnh của một trong những chíp xử lý:
Các sự cố máy tính thường gặp khi CPU có vấn đề:
Đây là thiết bị làm mát cho CPU được nuôi bằng nguồn điện 12V. Thường có dạng tròn hoặc vuông tùy theo CPU. Có phần tiếp xúc với CPU bằng kim loại, thường là nhôm hoặc đồng.
Các sự cố do nguyên nhân Fan CPU:
Đây là linh kiện giúp cải thiện đáng kể tốc độ của máy, được dùng để tải các dữ liệu làm việc lên các chíp nhớ trước khi đưa vào CPU xử lý. RAM càng nhiều thì máy tính chạy càng nhanh. Tuy nhiên với lượng RAM trên 3GB, bạn cần phải cài hệ điều hành phiên bản 64bit mới nhận đủ được. Một số máy chủ chuyên dụng thậm chí còn chạy RAM lên đến 128GB.
Các sự cố do RAM gây ra:
Linh kiện này có chức năng chính là để gắn các linh kiện khác và kết nối chúng lại với nhau thông qua các cổng PCI, Socket CPU, Khe cắm RAM, Cổng IDE - SATA. Mỗi loại mainboard thường hỗ trợ một số chuẩn RAM, CPU nhất định. Để xem được một cách chính xác bạn nên tham khảo mục Support list (danh sách hỗ trợ) trên trang chủ của hãng sản xuất main.
Các lỗi về main thường gặp:
Card màn hình chủ yếu dành cho những ai có nhu cầu thiên về xử lý đồ họa như: Xem phim HD, Thiết kế đồ họa, Chơi game, dựng phim. Card màn hình cũng có "CPU" và RAM riêng của mình.
Các lỗi phổ biến của card màn hình:
Trên đây là 5 linh kiện ảnh hưởng nhiều đến tốc độ và hiệu suất của một bộ máy tính, việc kết hợp giữa các thiết bị phải tuân theo yêu cầu của nhà sản xuất. Tránh tình trạng xung đột hoặc hỏng hóc do không tương thích.
Qv tổng hợp
Chuyên mục Dân hỏi - Cơ quan nhà nước trả lời
Tác phẩm đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B cuộc ...
Công thức tính lương hưu tháng 9 năm 2024