Các xã phía Tây huyện Ia Grai: Mòn mỏi chờ một ngôi trường

13/12/2011 07:23 AM


Như được lập trình, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở các trường ở xã biên giới huyện Ia Grai, nếu có nhu cầu học lên cao hơn phải chuyển xuống Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, thuộc thị trấn Ia Kha hoặc các trường THPT trên địa bàn TP. Pleiku, vì khu vực 4 xã trên chưa có trường THPT. Trên địa bàn huyện Ia Grai có 2 ngôi trường THPT, một trường đóng tại xã Ia Sao và một trường đóng tại thị trấn Ia Kha. Học sinh tại 4 xã biên giới phải vượt khoảng 40 km để đến trường học.

 Như được lập trình, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở các trường ở xã biên giới huyện Ia Grai, nếu có nhu cầu học lên cao hơn phải chuyển xuống Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, thuộc thị trấn Ia Kha hoặc các trường THPT trên địa bàn TP. Pleiku, vì khu vực 4 xã trên chưa có trường THPT. Trên địa bàn huyện Ia Grai có 2 ngôi trường THPT, một trường đóng tại xã Ia Sao và một trường đóng tại thị trấn Ia Kha. Học sinh tại 4 xã biên giới phải vượt khoảng 40 km để đến trường học.
 
Chưa xây thêm trường mới và sự học không thể dừng, đến năm học mới, hàng trăm phu huynh phải khăn gói cho con em chuyển xuống khu vực có trường THPT để tiếp tục theo “cái chữ”, mà trong lòng canh cánh không yên. Đi học xa nhà, học sinh phải thuê phòng trọ, thiếu sự quản lý, giáo dục thường xuyên của phụ huynh. Thực tế đã chứng minh những nỗi lo đó hoàn toàn có cơ sở, bởi đã có rất nhiều thế hệ học sinh học xa nhà trở nên hư hỏng, đua đòi theo bạn bè và phải bỏ học giữa chừng. Có những em học sinh dính tù tội vì phạm tội trộm cắp tài sản, tụ tập thành băng nhóm đánh nhau, gây thương tích cho người khác bị bắt đi cải tạo. Bi hài hơn là chuyện nhiều em học sinh nữ phải bỏ học về cưới chồng vì lỡ “ăn cơm trước kẻng” và hàng trăm câu chuyện dở khóc dở cười khác.
Khu đất này được quy hoạch xây trường THPT mới. Ảnh: Nguyễn Tú
Khu đất này được quy hoạch xây trường THPT mới. Ảnh: Nguyễn Tú
Điều đáng tiếc là hàng năm có đến trăm em học sinh phải bỏ học vì trường ở xa, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn không đủ tiền để chu cấp cho các em, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số. Tính đến thời điểm này, chi phí cho một học sinh từ các xã trên theo học ở các trường THPT trong huyện khoảng 1,5-2 triệu đồng/tháng, chủ yếu là trả tiền thuê nhà trọ và tiền phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của các em. Cũng có nhiều em học sinh chuyển xuống theo học một thời gian rồi bỏ học vì thấy nhớ nhà, lo sợ, không quen với cuộc sống tự lập khi còn quá nhỏ.
 
Ông Trần Văn Tùng ở thôn 2, xã Ia Krai nói rằng: Gia đình tôi có hai đứa đang theo học ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, cháu gái đầu đang theo học lớp 12, cháu trai sau mới vào lớp 10. Hai cháu xuống học, gia đình chúng tôi luôn thấp thỏm không yên, đầu năm học trước cháu đang học lớp 10 xuống học được một tháng rồi về xin bỏ học, sợ con thất học cả nhà phải lựa lời khuyên bảo mãi, cháu mới xuống theo học tiếp nhưng cũng chưa chắc được gì, trường ở xa mà cháu còn nhỏ cũng tội, nếu có trường trên này thì đỡ hơn nhiều.
 
Còn bà Nguyễn Thị Cúc, ở thôn 2, xã Ia Krai buồn rầu nói: Ở đây, nhà nào cũng vậy cứ có con đến tuổi cấp III là rất lo, cứ nghe nói sẽ xây trường nhưng chờ mãi vẫn chưa có trường mới. Không có trường THPT trên này nên hai đứa con tui phải xuống Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng học. Đứa đầu xuống học nhưng vì xa gia đình không ai quản lý, theo bạn bè ăn chơi, phá phách rồi bỏ học, đứa thứ 2 xuống học được một tháng bảo rằng sợ, buồn và nhớ nhà cũng bỏ học về luôn, còn đứa thứ 3 đang học lớp 8, không biết đến khi vào bậc THPT ở trên này đã có trường THPT chưa? Giá như có trường THPT ở trên này, chúng tôi có nhiều thời gian hơn trong việc quản lý các cháu, thì các cháu không phải thất học sớm thế. 
 
Nguyện vọng của người dân là chính đáng. Hiện nay, có gần 300 em học sinh đang theo học tại Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng và các trường lân cận, có thể mở được phân hiệu trường. Sau này khi đủ học sinh, có thể tách thành trường độc lập. Điều này là chắc chắn vì 4 xã Ia O, Ia Chía, Ia Krai, Ia Khai có khoảng 21.405 dân chưa kể hàng ngàn cán bộ, công nhân, viên chức-người lao động trực thuộc sự quản lý của các công ty cao su đứng chân trên địa bàn và người dân thuộc xã Ia Tô giáp ranh với xã Ia Krai, trong vài năm tới ai dám đảm bảo dân số không tăng thêm, lượng học sinh đến tuổi chuyển sang cấp học mới không tăng lên?
 
Trao đổi với phóng viên Gia Lai Điện tử, ông Lê Văn Hòa-Phó Trưởng ban dự án Sở Giáo dục-Đào tạo tỏ ra rất ngạc nhiên: Đến thời điểm này, Sở chưa nhận được bất kỳ công văn nào từ UBND huyện Ia Grai thông báo về kế hoạch xây phân hiệu trường hay trường THPT mới ở khu vực các xã vùng biên trên.

Theo Báo Gia Lai