Xây dựng huyện Chư Sê thành vùng kinh tế động lực phía Nam của tỉnh

26/09/2011 07:30 AM


Ngày 22-9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Chư Sê về tình hình lãnh đạo thực hiện các mặt công tác 9 tháng năm 2011, đánh giá 4 năm thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và bàn những giải pháp chủ yếu để phát triển huyện Chư Sê thành vùng kinh tế động lực phía Nam của tỉnh.

Ngày 22-9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Chư Sê về tình hình lãnh đạo thực hiện các mặt công tác 9 tháng năm 2011, đánh giá 4 năm thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và bàn những giải pháp chủ yếu để phát triển huyện Chư Sê thành vùng kinh tế động lực phía Nam của tỉnh.
 
 
Ảnh: Lê Hòa
Ảnh: Lê Hòa
Báo cáo của Ban Thường vụ Huyện ủy Chư Sê nêu rõ: 9 tháng qua, tổng giá trị sản xuất ước đạt 1.096 tỷ đồng, đạt 75% so với Nghị quyết (tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước), tổng thu ngân sách ước đạt 266,8 tỷ đồng. Văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, quốc phòng- an ninh được giữ vững.
 
 
Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 13-1-2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện liên tục tăng, từ 13,5% giai đoạn 2007-2009 lên 14% năm 2010 và dự kiến sẽ vào khoảng 14,1% trong năm 2011. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông- lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. Trên địa bàn huyện có 117 doanh nghiệp, tăng 31 doanh nghiệp so với năm 2009; thu nhập bình quân đầu người đạt 19,5 triệu đồng/năm; tổng thu ngân sách hàng năm trên địa bàn liên tục tăng, năm 2009 đạt 148 tỷ đồng, năm 2010 đạt 160,2 tỷ đồng, ước tính từ đầu năm đến nay, thu ngân sách đạt 155 tỷ đồng… Đó là những tiền đề quan trọng để Chư Sê hướng tới mục tiêu trở thành đô thị loại IV vào năm 2013, trở thành vùng kinh tế động lực phía Nam của tỉnh.
 
 
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Hà Sơn Nhin khẳng định: Chư Sê là huyện có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng phát triển thành vùng kinh tế động lực. Tuy nhiên, huyện cần có những biện pháp tích cực trong công tác phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển nền nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông sản…
 
 
Bên cạnh đó, địa phương cần làm tốt công tác thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính. Các vấn đề văn hóa- xã hội, quốc phòng- an ninh cũng như an sinh xã hội phải được quan tâm đúng mức, kịp thời, nhất là vấn đề xóa đói giảm nghèo và xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số.

Theo Báo Gia Lai